Vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Phải minh bạch giá điện
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể đi vào hoạt động trơn tru. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Người dân sẽ được chọn đơn vị bán điện
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đồng ý chủ trương triển khai xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và nghiên cứu điều chỉnh quy định về giá bán lẻ điện phù hợp phát triển của thị trường điện. Đây là một trong những chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng liên quan đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Tại Tờ trình phê duyệt chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng từng bước đi cho thị trường bán lẻ điện. Giai đoạn 1 (2020 - 2021): Giai đoạn thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết cho vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong giai đoạn 2 (2022 - 2023). Giai đoạn 2 (2022 - 2023): Khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua điện từ thị trường giao ngay. Cụ thể, các khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện được mua điện trên thị trường điện giao ngay, trong đó ưu tiên thí điểm cơ chế ký hợp đồng song phương trực tiếp giữa khách hàng lớn và các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời). Các khách hàng sử dụng điện chưa tham gia thị trường bán lẻ điện: Tiếp tục mua điện từ các Tổng công ty điện lực theo biểu giá bán lẻ do cơ quan có thẩm quyền quy định. Giai đoạn 3 (2024 - 2025): Khách hàng sử dụng điện lớn lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Đối với nhóm khách hàng tham gia thị trường điện, mở rộng nhóm khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện được tham gia mua điện trên thị trường điện giao ngay; cho phép một số khách hàng sử dụng điện lớn tại một số khu vực được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện. Các khách hàng sử dụng điện còn lại: Tiếp tục mua điện từ các Tổng công ty điện lực theo biểu giá bán lẻ do cơ quan có thẩm quyền quy định. Giai đoạn 4 (sau 2025): Phát triển mở rộng thị trường bán lẻ điện. Đối với nhóm khách hàng tham gia thị trường điện, mở rộng đối tượng khách hàng lớn được tham gia mua điện trên thị trường điện giao ngay; mở rộng phạm vi thị trường bán lẻ điện, cho phép các khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị bán lẻ điện (theo lộ trình phù hợp với quy mô tiêu thụ điện của khách hàng). Các khách hàng không tham gia thị trường: Mua điện từ các đơn vị bán lẻ điện mặc định (các Tổng công ty điện lực) theo biểu giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. |
Trước đó, tại Tờ trình phê duyệt chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương nêu rõ, việc xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ trải qua 4 giai đoạn lần lượt gồm: 2020-2021, 2022-2023, 2024-2025 và sau năm 2025. Trong đó, đáng chú ý giai đoạn sau năm 2025, người dân muốn tham gia vào thị trường bán lẻ điện có thể lựa chọn đơn vị bán lẻ điện, chủ động thỏa thuận giá bán lẻ điện.
Dự kiến, trong giai đoạn đầu, một phần khách hàng sử dụng điện trực tiếp tham gia thị trường (mua điện hoàn toàn theo giá thị trường cạnh tranh, không áp dụng các cơ chế bù giá); các khách hàng còn lại mua điện theo biểu giá do Nhà nước quy định. Đến khi đủ điều kiện cho phép sẽ mở rộng phạm vi để 100% khách hàng được tham gia thị trường bán lẻ điện (khi đó giá điện hoàn toàn theo thị trường, không bù giá trong giá điện và các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ thu nhập thấp cần được tách bạch rõ ràng, độc lập với giá bán lẻ điện).
Một chuyên gia trong ngành điện chia sẻ, bản chất của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là giá. Giá điện trong thị trường bán lẻ cạnh tranh chia làm 2 loại, 1 là giá điều tiết, 2 là giá phi điều tiết. Giá điều tiết là quy định giá cứng do Nhà nước đặt ra, đơn vị bán lẻ điện cho khách hàng không được vượt quá khung giá đó. Còn giá phi điều tiết là giá bán cạnh tranh trên thị trường, đơn vị bán lẻ trực tiếp mua điện từ các nhà máy rồi phân phối đến khách hàng theo giá thị trường trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. Khi đó, đơn vị bán lẻ chỉ thanh toán chi phí truyền tải, phân phối cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Điều này giống như Cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện và đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (DPPA) Bộ Công Thương đang xây dựng. Cơ chế DPPA cho phép khách hàng sử dụng điện có cam kết hoặc mục tiêu sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững, điển hình là khách hàng công nghiệp hoặc thương mại tiếp cận và mua trực tiếp một lượng điện được từ một đơn vị phát điện năng lượng tái tạo thông qua một hợp đồng song phương dài hạn có giá và thời hạn hợp đồng do 2 bên thỏa thuận và thống nhất.
Giá phải tiệm cận thị trường
Liên quan tới vấn đề xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh nhìn nhận: "Thị trường bán lẻ điện đang hiểu đơn thuần là mở ra cho nhiều đơn vị tham gia vào cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng ta không có quy định rõ ràng hơn về chuyện liên quan đến giá điện, biểu giá điện thế nào thì rất khó".
Ông Hà Đăng Sơn phân tích thêm, căn cứ xây dựng mức giá bán lẻ điện trung bình hiện tại là mức giá được tính trên cơ sở tổng tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh điện năng (chi phí mua điện từ các nguồn khác nhau, cộng với chi phí vận hành quản lý và chi phí tổn thất trên lưới truyền tải, phân phối của hệ thống), chia cho tổng lượng điện thương phẩm tính theo kWh. Con số này được kiểm toán chi tiết hàng năm, có đại diện của Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng… cùng tham gia kiểm tra giá thành để trình lên Chính phủ ban hành mức giá trung bình.
Khẳng định nhiều chuyên gia cũng đồng thuận mức giá thành đó về cơ bản là đúng, có thể tin cậy được, song khi chuyển sang thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ông Hà Đăng Sơn lưu ý, mỗi công ty bán lẻ sẽ phải tự cân đối chi phí sản xuất kinh doanh điện năng, phải cố tìm kiếm các nguồn điện giá rẻ trong điều kiện thiếu hụt nguồn cung. "Như vậy, liệu có thể có mức giá bán lẻ thực sự cạnh tranh hay không nếu như giá chào trên thị trường bán buôn không được thả nổi ở mức độ cao hơn hiện tại?”, ông Hà Đăng Sơn nói.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực điện năng cũng cho rằng, muốn vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được, giá điện phải tiệm cận với thị trường, phản ánh đầy đủ chi phí, giá thành.
Thực tế khi xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, vấn đề này cũng được Bộ Công Thương đề cập tới. Bộ Công Thương đánh giá, để đảm bảo sự thuận lợi cho việc chuyển đổi sang thị trường bán lẻ điện cần có các giải pháp xử lý các vấn đề về giá bán lẻ điện hiện tại trước và trong giai đoạn chuyển giao sang thị trường bán lẻ điện. Cụ thể, giá bán lẻ điện được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp, nhằm phản ánh đúng và đầy đủ tất cả chi phí đầu vào hợp lý, hợp lệ; tiếp tục đẩy mạnh việc minh bạch hóa về giá điện, đặc biệt là các thành phần cấu thành giá điện (chi phí phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, các chi phí khác….).
Đồng thời, rà soát và xóa bỏ tình trạng bù chéo giữa các nhóm khách hàng cũng như bù giá trong giá bán lẻ điện; xử lý khoản chi phí phát sinh do chênh lệch tỷ giá (hiện tại đang bị “treo”, chưa được tính vào giá bán lẻ điện) trước khi chuyển đổi hoàn toàn sang thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. "Đây là yêu cầu cần thiết vì khi đã chuyển sang cạnh tranh bán lẻ điện (giá điện theo thỏa thuận giữa đơn vị bán lẻ và khách hàng sử dụng điện) thì rất khó để can thiệp, đưa các khoản chi phí này vào giá bán lẻ điện", đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Tin liên quan
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK