Điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh “ép” người dùng chọn biểu giá bậc thang?
Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh |
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Trong đó, đáng chú ý có phương án áp dụng song song cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện 1 giá với mức giá điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh. Ông bình luận như thế nào về dự thảo này?
- Tôi không bất ngờ khi thấy mức giá điện 1 giá cho sinh hoạt cao hơn hẳn so với mức giá bán lẻ trung bình. Biểu giá điện 1 giá cho sinh hoạt phải được tính trên cơ sở các kịch bản chọn lựa phương án của các nhóm hộ tiêu dùng khác nhau, có tính dự phòng tất cả các chi phí phát sinh.
Đó là lý do vì sao Bộ Công Thương đưa ra đề xuất mức giá khá cao, cao hơn khoảng 10-15% con số tôi ước tính trước đó. Nếu tính toán kỹ sẽ thấy rằng, với mức giá điện 1 giá này, người nghèo không được lợi gì cả. Chủ yếu người lựa chọn phương án này là người sử dụng rất nhiều điện. Khi sử dụng ở mức vượt trên 700 kWh/tháng thì người dùng có lợi hơn nếu lựa chọn mức giá điện 1 giá. Còn người dùng dưới 700 kWh/tháng thì thiệt hơn nếu chọn phương án 1 giá điện, do đó sẽ có xu hướng chọn phương án giá bậc thang như cũ.
Mức giá điện 1 giá được Bộ Công Thương đưa ra ở cả 2 kịch bản lần lượt là 2.703 đồng/kWh và 2.889 đồng/kWh. Không ít ý kiến cho rằng Bộ Công Thương đưa ra mức giá điện 1 giá như vậy là đang “ép” người dùng phải lựa chọn phương án điện bậc thang. Xin ông chia sẻ quan điểm của mình?
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Bộ Công Thương đề xuất: Phương án 1 là cải tiến từ phương án biểu giá cho mục đích sinh hoạt gồm 6 bậc thang sang biểu giá điện có 5 bậc thang đảm bảo nguyên tắc giữ nguyên giá điện bình quân hiện hành cho mục đích sinh hoạt. Trong đó, ghép bậc 1 và bậc 2 hiện tại thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ bằng bậc 1 hiện hành; giữ nguyên giá các khách hàng sử dụng điện từ 101-200 kWh; ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới là bậc từ 401 đến 700 kWh và bậc trên 701 kWh. Phương án 2 là cải tiến từ phương án biểu giá cho mục đích sinh hoạt gồm 6 bậc thang sang biểu giá bán lẻ sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ sinh hoạt 1 giá. Bộ Công Thương xây dựng phương án 2A và 2B để lấy ý kiến. Trong đó, biểu giá ở 4 bậc thang đầu tiên của phương án 2A và phương án 2B giống như phương án 1. Biểu giá điện ở phương án 2A và 2B lần lượt được đề xuất ở mức 145% giá bình quân (tương ứng 2.703 đồng/kWh-PV) và 155% giá bình quân (tương ứng 2.889 đồng/kWh-PV). |
- Trong biểu giá bậc thang đề xuất, mức giá bậc 4 cũng chỉ tương đương với mức cao nhất (bậc 6) của biểu giá cũ. Chỉ có mức giá bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên mới bị áp giá cao với mục đích kiềm chế tiêu thụ nhiều điện năng. Còn với mức giá 1 giá nằm trong khoảng giữa bậc 4 và bậc 5 của biểu giá điện sinh hoạt cũ, nên cũng không thể coi là “ép” người dùng chọn biểu giá bậc thang. Các hộ tiêu dùng nhiều điện sinh hoạt vẫn có quyền lựa chọn phương án phù hợp cho gia đình mình.
Ở đây rõ ràng có thông điệp chính sách liên quan tới việc tiết kiệm điện. Tại sao đưa ra mức điện 1 giá cao như vậy? Lý do là khi thiết kế biểu giá không biết là những ai sẽ đăng ký sử dụng giá điện 1 giá này và liệu có phải toàn bộ nhóm hộ tiêu thụ trên 700 kWh/tháng sẽ lựa chọn phương án 1 giá hay không. Hiện nay, lượng khách hàng dùng ở mức 400 kWh/tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 11% tổng các hộ tiêu dùng điện sinh hoạt. Nếu áp mức 1 giá thấp sẽ kích thích nhóm khách hàng này tiêu dùng điện nhiều lên. Ngoài ra, trong nhóm khách hàng sử dụng dưới 400 kWh cũng có động lực để tiêu thụ nhiều điện hơn, nghĩa là các mục tiêu về sử dụng giá điện để tiết giảm nhu cầu tiêu dùng điện năng, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ không đạt được.
Việc đưa ra mức giá kể trên có thể là tín hiệu thử nghiệm của Bộ Công Thương để xem phản ứng xã hội và xem mức quan tâm của các bên liên quan đến đâu. Trên cơ sở phản hồi, Bộ có thể có sự điều chỉnh các phương án biểu giá này.
Điện 1 giá là phương án chưa từng xuất hiện trong các dự thảo cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt trước đây của Bộ Công Thương. Việc áp dụng song song biểu giá điện bậc thang và điện 1 giá có phải chỉ là giải pháp để thỏa mãn mong muốn của một bộ phận người dân không, thưa ông?
- Cái tôi kỳ vọng không phải là điện 1 giá. Điều tôi kỳ vọng là ban hành 1 cơ chế song song giữa điện bậc thang và việc lắp đặt công tơ 3 giá tính tiền điện sinh hoạt theo 3 khoảng thời gian trong ngày tương ứng với các giờ cao điểm, giờ thấp điểm và giờ bình thường. Điều đó sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc quản lý phụ tải trong giờ cao điểm. Dù đã có định hướng, chỉ đạo về lắp công tơ 3 giá cho các hộ gia đình nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa triển khai được. Hy vọng, chúng ta sẽ sớm nhìn thấy ban hành giá điện bậc thang và công tơ 3 giá.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
19:11 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK