Rủi ro pháp lý khiến doanh nghiệp tư nhân ít đầu tư vào các dự án lớn
Thay đổi tư duy về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp | |
Tháo gỡ rào cản, khơi thông dòng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp |
Doanh nghiệp mong môi trường pháp lý ổn định để yên tâm mở rộng đầu tư. Ảnh: H.Dịu |
Doanh nghiệp tư nhân nhạy cảm nhất với rủi ro pháp lý
Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022 vừa được công bố, kết quả điều tra hơn 8.000 doanh nghiệp tư nhân trong nước cho thấy, một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động kinh doanh là sự biến động chính sách, pháp luật với 9,45% doanh nghiệp lựa chọn. Điều đáng mừng là con số % này đã có sự giảm dần qua các năm, từ mức 23,14% của năm 2018 đến 17,8%, 17,68% và 15,76% của lần lượt các năm 2019, 2020, 2021.
Ngày 5/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 345/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Đề án xác định mục tiêu tổng quát là phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập; tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành… Trong đó, giải pháp mà đề án đưa ra là tăng cường khảo sát, kịp thời đối thoại với doanh nghiệp nhằm xác định đúng và trúng các khó khăn, vướng mắc pháp lý để đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. |
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, rủi ro pháp lý luôn là vấn đề “rình rập” trong hoạt động của doanh nghiệp và gây tác động không hề nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận. Chẳng hạn, các dự án đầu tư trong các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo thường có tổng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Trong khoảng thời gian đó, rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án có thể thay đổi so với dự liệu ban đầu của nhà đầu tư. Trong những yếu tố đó, những biến động về môi trường pháp lý, sự thay đổi chính sách của Nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Lấy ví dụ về ảnh hưởng của thay đổi pháp lý trong kinh doanh, các doanh nghiệp cho biết, quy định về điều kiện đảm bảo phòng cháy chữa cháy chưa khoa học, áp đặt điều kiện quá mức cần thiết và làm tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất, trung bình đầu tư sơn chống cháy làm tăng 20% giá thành nhà xưởng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, nếu như trước kia, công tác kiểm tra về phòng cháy chữa cháy mang nặng tính hình thức, chiếu lệ nên khi có vụ việc xảy ra thì cơ quan quản lý phản ứng theo chiều hướng cực đoan. Gần đây, cơ quan Công an thực hiện kiểm tra phòng cháy chữa cháy liên tục; nhiều doanh nghiệp đã và đang sản xuất, kinh doanh nhiều năm buộc phải tạm dừng hoạt động do không thể đáp ứng được các yêu cầu ngặt nghèo về phòng cháy chữa cháy.
Theo phản ánh của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp thành viên gặp vướng mắc với việc thay đổi quy định về phòng cháy chữa cháy khi mở rộng nhà máy đang hoạt động. Giấy phép phòng cháy chữa cháy và giấy phép hoàn công đã được cấp khi xây dựng nhà máy ban đầu khác biệt với quy định hiện hành. Những vướng mắc này làm tăng chi phí và kéo dài thời gian cấp phép cho doanh nghiệp.
Tất nhiên, trong một môi trường đầy biến động thì không thể đòi hỏi hệ thống pháp luật “đứng yên”, mà phải có sự điều chỉnh khi các điều kiện xã hội thay đổi, hoặc khi phát hiện ra các bất cập, vướng mắc. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng dự đoán sự thay đổi quy định pháp luật.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Phải tăng khả năng dự đoán của pháp luật kinh doanh
Các doanh nghiệp luôn mong muốn ổn định môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển kinh doanh. Đối với các dự án đầu tư lớn, thực hiện trong thời gian dài, các nhà đầu tư luôn đòi hỏi tính ổn định và khả năng dự đoán của môi trường pháp lý để quyết định liệu có đầu tư hay không. Rủi ro pháp lý cao đồng nghĩa với hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp kém thuận lợi. Tuân phủ pháp luật là bắt buộc nhưng cũng liên quan đến cách điều hành, vận hành, ban hành chính sách. Những doanh nghiệp lớn đầu ngành như những con tàu lớn, không thể phanh gấp nên rất cần môi trường kinh doanh ổn định. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, nên càng đòi hỏi môi trường đầu tư kinh doanh phải rất ổn định, đặc biệt là giảm các rủi ro pháp lý, tăng cường sự ổn định và khả năng dự đoán được của pháp luật có liên quan đến kinh doanh. |
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp tại Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán được thay đổi trong quy định pháp luật của trung ương từ năm 2013 đến năm 2021 có chiều hướng giảm, khi năm 2021 chỉ còn 4,55% doanh nghiệp cho biết thường xuyên dự đoán được. Trong khi đó, theo VCCI, khả năng dự đoán sự thay đổi quy định của pháp luật có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có khả năng dự đoán sự thay đổi quy định pháp luật tốt hơn thì thường có kết quả kinh doanh tốt hơn so với những doanh nghiệp không có khả năng dự đoán.
Cũng theo báo cáo này, tất cả thành phần kinh tế đều đòi hỏi sự ổn định chính sách và pháp luật về kinh doanh để có thể yên tâm đầu tư. Tuy nhiên, nếu cùng đầu tư các dự án lớn, thì doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân trong nước nhạy cảm với rủi ro pháp lý hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể, các doanh nghiệp nhà nước thường có lợi thế trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước cả trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Còn các doanh nghiệp FDI thường được bảo vệ theo cam kết bảo hộ đầu tư của Việt Nam, trong trường hợp có xung đột với chính quyền nước sở tại thì doanh nghiệp FDI có sự hỗ trợ của Chính phủ và cơ quan ngoại giao.
Ngược lại, doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân trong nước sẽ chịu rủi ro rất cao về các sự thay đổi của chính sách. Bên cạnh nhiều yếu tố khác như quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản lý, VCCI cho rằng, rủi ro pháp lý cũng là một phần nguyên nhân lý giải tình trạng vì sao doanh nghiệp tư nhân trong nước ít khi đầu tư vào các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài.
Giải pháp nào?
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, việc giảm rủi ro pháp lý không chỉ có tác động đến sự dịch chuyển ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của kinh tế tư nhân, mà còn giúp các doanh nghiệp này sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ để xây dựng nhà xưởng kiên cố, mua sắm máy móc hiện đại, đầu tư cho nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển và xây dựng thương hiệu. Điều này sẽ giảm tình trạng doanh nghiệp làm ăn “chộp giật”.
Đánh giá cao việc chỉnh sửa, biên soạn lại hàng loạt bộ luật quan trọng như quy hoạch, đất đai, kinh doanh bất động sản… sẽ tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh, nhưng ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) cho rằng, việc đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật liên quan đến cùng một vấn đề là rất quan trọng để tháo gỡ cho các doanh nghiệp cũng như việc xử lý cụ thể của các cơ quan thừa hành pháp luật.
“Các doanh nghiệp đều mong muốn có một hành lang pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thông thoáng cho công việc kinh doanh, đầu tư. Ảnh hưởng của luật thể hiện rất rõ nên dù chỉ mới là các dự thảo thì cũng đã có nhiều tác động lên thị trường. Ngoài ra, tính ổn định của hệ thống pháp luật cũng sẽ tác động mạnh mẽ tới việc khuyến khích các dự án lớn yên tâm đầu tư”, ông Hiệp nêu rõ.
Về giải pháp, báo cáo của VCCI nhận định, việc giảm rủi ro pháp lý cho kinh doanh đòi hỏi nhiều biện pháp lâu dài, bền bỉ, khó có thể làm theo phong trào. Các giải pháp luôn cần tìm điểm cân bằng giữa việc duy trì tính ổn định để tạo lập niềm tin kinh doanh và việc điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tiễn. “Quyết tâm chính trị là cần thiết, nhưng không đủ vì quyết tâm chính trị thường phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể, mà khi thay đổi nhiệm kỳ thì quyết tâm đó có thể mất đi, trong khi dự án đầu tư lớn thì thường kéo dài nhiều hơn nhiệm kỳ của lãnh đạo”, VCCI đánh giá.
Vì thế, theo cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, khi chưa thể giảm rủi ro pháp lý của toàn bộ môi trường kinh doanh, Chính phủ có thể quyết định giảm rủi ro cho từng dự án cụ thể thông qua các cam kết bảo đảm đầu tư. Tuy nhiên, cơ chế này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như khó tính toán, có thể ảnh hưởng quyền lợi của bên thứ ba và dễ bị thông đồng, thao túng. Nếu rủi ro pháp lý của toàn bộ môi trường kinh doanh được cải thiện thì sẽ giảm các trường hợp phải có cam kết riêng, hoặc giảm mức độ chịu rủi ro của Nhà nước và xã hội đối với các dự án.
Cần sự tham gia sâu hơn của chuyên gia và doanh nghiệp khi xây dựng pháp luật Việc môi trường pháp lý thiếu tính tiên lượng và thiếu ổn định sẽ gây nhiều tác động tới hoạt động doanh nghiệp, nên theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI), sự tham gia của các chuyên gia và hoạt động lấy ý kiến doanh nghiệp cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Ông đánh giá như thế nào về hoạt động tham vấn ý kiến doanh nghiệp của các cơ quan quản lý hiện nay? Khi xây dựng hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật, các bộ, ngành đều tiến hành đầy đủ các bước theo quy định từ khảo sát đánh giá tác động của các đối tượng chịu ảnh hưởng cho đến lấy ý kiến góp ý toàn dân trong đó có cộng đồng doanh nghiệp trên cổng thông tin, báo chí, các diễn đàn, hội thảo… Ngoài ra, trong quá trình thực thi, các cơ quan quản lý cũng liên tục tiếp thu, ghi nhận ý kiến đóng góp, phản ánh của doanh nghiệp, đồng thời tổ chức các buổi gặp gỡ để giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngành Hải quan đã liên tục lấy ý kiến tham vấn doanh nghiệp để nhanh chóng sửa đổi các quy định còn gây khó khăn; tích cực phối hợp với các cơ quan liên qua như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp, cũng như giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về các vấn đề liên quan; đồng thời triển khai các hoạt động phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp đi vào thực chất và hiệu quả. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gặp phải rủi ro pháp lý từ những thay đổi của chính sách pháp luật? Hiện còn không ít quy định dù đã thực hiện đầy đủ các quy trình trước khi ban hành theo quy định nhưng khi vào thực thi lại gặp vướng mắc, thậm chí, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp những thay đổi của chính sách. Vấn đề nằm ở đội ngũ xây dựng chính sách pháp luật. Hiện nay, ban soạn thảo thường là các bộ, ngành, không phải những chuyên gia trực tiếp thực hiện theo thực tế doanh nghiệp nên khó có thể nắm bắt và hiểu rõ được những vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải. Thậm chí, có thể xuất hiện tình trạng các ý kiến góp ý cho các quy định từ luật đến nghị định chỉ mang tính hình thức, chung chung, không hiểu được bản chất của vấn đề, dẫn đến khi ban hành không đúng với thực tế. Ngoài ra, nếu như việc ban hành các quy định pháp luật ở cấp luật được cơ quan Quốc hội thực hiện, đánh giác tác động theo quy trình tương đối chuẩn chỉnh, nhưng đến cấp nghị định, thông tư thì lại thiếu quy trình rà soát, nên khi ban hành lại tạo thành rào cản, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi các quy định đã đi vào thực thi, được các doanh nghiệp kiến nghị, phản ánh về những tác động tiêu cực thì dù các cơ quan quản lý, ban biên soạn có tiếp thu và tiến hành chỉnh sửa, thay đổi nhưng quy trình cũng tốn rất nhiều thời gian. Trong quá trình chờ sửa đổi này, không ít hoạt động của doanh nghiệp phải dừng lại để chờ đến khi ban hành quy định mới. Với những bất cập nêu trên, đâu là giải pháp, thưa ông? Theo tôi, từ công tác xây dựng, lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa cho đến khi thực thi đều cần sự tham gia sâu hơn của các chuyên gia trong ngành, lĩnh vực liên quan. Đồng thời, các cơ quan soạn thảo cần tăng cường hơn nữa hoạt động lấy ý kiến góp ý từ người dân, doanh nghiệp một cách cụ thể, thực chất. Xin cảm ơn ông! Minh Chi (thực hiện) |
Tin liên quan
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
14:53 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát trao tặng 200 suất học bổng tại Bình Dương
08:04 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG ghi nhận lợi nhuận tăng 17 lần trong niên độ tài chính 2023-2024
16:25 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam - mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng điện tử, thiết bị thông minh
15:00 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp tục xử lý sở hữu chéo trong ngân hàng
13:20 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nhận kho ngoại quan chuyên dùng của Kỷ Nguyên Mới
13:01 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK