Nỗ lực thu hút đầu tư và tham gia chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp Hà Nội
Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội đang tìm cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: H.Dịu |
Địa điểm lựa chọn đầu tư
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) đánh giá, chính sách hỗ trợ của TP cho ngành công nghiệp hỗ trợ đã bao phủ ở nhiều lĩnh vực từ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng khoa học kỹ thuật, cho đến việc hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công trong và ngoài nước…
Nhờ đó, ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: sản xuất linh kiện, phụ tùng; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày, sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Ngoài ra, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chọn Hà Nội là địa điểm đầu tư cơ sở, nhà máy và hợp tác với các doanh nghiệp.
Mới đây, sau thời gian khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư, Tập đoàn Inventec (IEC) – doanh nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy Inventec Việt Nam tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 125 triệu USD. Tổng công suất thiết kế cho năm sản xuất ổn định là 32 triệu sản phẩm/năm, tương đương 20.352 tấn sản phẩm/năm. Dự kiến, vào khoảng quý 4/2024, nhà máy sẽ đi vào hoạt động và tạo ra cơ hội việc làm cho 15.000-20.000 lao động.
Ông Yeh Li-cheng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Inventec Việt Nam cho biết, các giai đoạn tiếp theo, Tập đoàn Inventec sẽ phát triển để thành lập Tổ hợp cứ điểm nghiên cứu sáng chế và sản xuất, chia sẻ công nghệ với chuỗi sản xuất toàn cầu của IEC cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia. IEC hiện sử dụng khoảng 10-30% sản phẩm linh kiện phụ trợ sản xuất tại Việt Nam nên sẽ tăng cường sử dụng trên 50% linh kiện doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, như vậy sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam để cùng phát triển.
Theo nhiều đánh giá, Hà Nội là địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Hơn nữa, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp FDI đầu tư tại Hà Nội đánh giá cao việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển.
Cuối tháng 6 vừa qua, Tập đoàn N&G (Việt Nam) và Tập đoàn SEIN I&D (Hàn Quốc) đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng "Tổ hợp Techno Park Việt Nam-Hàn Quốc" tại Hà Nội. Tổ hợp Techno Park Việt Nam-Hàn Quốc có quy mô 200 ha với các phân khu sản xuất, khu nghiên cứu phát triển (R&D), khu nhà ở, khu logistics...
Mục tiêu của Hà Nội là phấn đấu thu hút 30-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; vốn giải ngân đạt 20-30 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025. Các chuyên gia đánh giá, với số vốn FDI đăng ký trên 33 tỷ USD tính đến cuối năm 2022 thì khả năng Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đề ra.
Để chính sách "thẩm thấu" hiệu quả
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung hình thành và phát triển muộn hơn so với các nước trong khu vực nên bộc lộ nhiều tồn tại. Cụ thể, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô đạt khoảng 5-20%; điện tử 5-10%; da giày, dệt may 30%; cơ khí chế tạo tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 15-20%. Tỷ lệ nội địa hóa thấp nên khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD. Riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 35-50 tỷ USD.
Hơn nữa, theo các doanh nghiệp, Hà Nội còn thiếu chính sách để hỗ trợ nguồn lực về tài chính, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và phụ tùng có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật phức tạp. Điều này dẫn đến nhiều trở ngại trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp.
Vì thế, theo ông Nguyễn Vân, yếu tố cần và đủ của hoạt động sản xuất kinh doanh mảng công nghiệp là cơ chế chính sách cụ thể. Bên cạnh đó là hạ tầng đất đai tiêu chuẩn cho doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng mong muốn tiếp cận nguồn lực về tài chính, vốn kinh doanh để mua sắm máy móc thiết bị...
Thực tế, Hà Nội đã có định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với việc thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng sản xuất thuộc danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển. Cùng với đó là nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong quản trị sản xuất, giao thương... tham gia giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Thành phố còn hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm; nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu…
Do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng, những chính sách này sẽ ngày càng triển khai hiệu quả, nhanh chóng "thẩm thấu" đến doanh nghiệp để mang đến hiệu quả tốt nhất trong thời gian tới, từ đó thu hút thêm các dự án đầu tư chất lượng, giá trị cao.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK