WB: Hiện đại hóa thể chế là chìa khóa để Việt Nam phát triển thành công
Hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai | |
Đột phá thể chế để kinh tế vượt lên sau khủng hoảng | |
Một số lĩnh vực cải cách có thể đã “chạm trần thể chế” |
Lễ công bố Báo cáo cập nhật Đánh giá Quốc gia Việt Nam 2021. |
Ngày 18/5, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức lễ công bố Báo cáo cập nhật Đánh giá Quốc gia Việt Nam 2021 với tiêu đề “Để Việt Nam tươi sắc đào xuân? Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả”.
Báo cáo đã chỉ ra rằng mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn do đại dịch Covid-19, toàn cầu hóa chững lại và nguy cơ quốc gia ngày càng dễ tổn thương đối với những cú sốc bên ngoài, đặc biệt với rủi ro khí hậu.
Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho hay, GDP theo đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần sau ba thập kỷ qua, trong khi thể chế của quốc gia chưa thích ứng với tốc độ thay đổi đó. Vì thế, cải cách thể chế đồng bộ có thể giúp quốc gia tránh bẫy thu nhập trung bình qua nâng cao hiệu quả ứng phó với những thách thức mới và phức tạp phát sinh trong nước và trên toàn cầu.
WB đánh giá, Việt Nam đã đạt kết quả vượt kỳ vọng trong lĩnh vực mở cửa thương mại và hòa nhập xã hội, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn về đẩy mạnh tăng trưởng xanh và nâng cấp hạ tầng cơ bản của quốc gia.
Báo cáo của WB đưa ra dự báo, Việt Nam có thể tiến tới mức tăng trưởng GDP trước đại dịch là 6,0 đến 6,5% từ năm 2022 trở đi. Dự báo này tích cực nhưng vẫn thấp hơn 4,5% so với mức tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Ngoài ra, nếu có những rủi ro như dịch bệnh kéo dài, tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn mức dự báo như trên.
Theo WB, trong thời gian tới, chính sách tiền tệ vẫn được duy trì ở trạng thái nới lỏng thông qua việc tiếp tục mở rộng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ xem xét vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng để cân bằng giữa hai mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khỏe khu vực tài chính.
Chính sách tài khóa, trong trung hạn, sẽ lại được củng cố theo hướng thắt chặt để đảm bảo bền vững nợ. Đồng thời, Chính phủ sẽ cần phải cải thiện thu ngân sách và hiệu quả chi tiêu, đặc biệt là chất lượng đầu tư công, để đáp ứng nhu cầu hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ xã hội của Việt Nam trong thập kỷ tiếp theo.
Từ những vấn đề nêu trên, các chuyên gia của WB cho rằng, hiện đại hóa thể chế là chìa khóa để Việt Nam phát triển thành công trong tương lai. Việt Nam cần tạo nền tảng thể chế vững chắc cho từng ưu tiên phát triển nhằm biến những ưu tiên phát triển đó thành hành động cụ thể.
Những ưu tiên này gồm: tập trung vào nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu và đẩy mạnh thương mại dịch vụ; đẩy nhanh số hóa nền kinh tế; chuyển từ “tăng trưởng bằng mọi giá” sang “xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững”; đẩy mạnh cơ sở hạ tầng bằng cách cải thiện chi tiêu công và tăng cường các giải pháp của khu vực tư nhân; mở rộng tài chính toàn diện và phát triển thị trường vốn về chiều sâu…
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK