Tăng sức cạnh tranh tại thị trường EU từ phát triển bền vững
Chuyển đổi xanh, doanh nghiệp không thể "độc hành". Ảnh: ST |
Xuất khẩu bền vững có thể thu về gấp 8 lần giá trị
Chia sẻ về những tiêu chuẩn xanh mà các nhà nhập khẩu từ phía EU đặt ra đối với hàng dệt may của Việt Nam, ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng Hội đồng quan trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, dệt may là ngành hàng tác động đến môi trường lớn thứ ba ở EU, cho nên ngay từ đầu chúng tôi xác định đây là vấn đề phải bám rất sát.
Ngày 30/3/2022 khi EU thông qua chiến lược phát triển tuần hoàn và bền vững của ngành dệt may, ngay lập tức Vinatex đã có các cuộc hội thảo để phổ biến trong toàn hệ thống. Trong chiến lược phát triển bền vững và tuần hoàn đối với ngành dệt may của EU, có rất nhiều nội dung, trong đó nổi bật là mục tiêu làm thế nào để giảm tiêu dùng thời trang nhanh, tức là giảm lượng quần áo phát thải ra môi trường hàng năm.
Ông Vương Đức Anh cho biết, gần đây nhất là câu chuyện về trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng mới được Ủy ban châu Âu thông qua vào ngày 5/7 năm nay. EU hướng đến yêu cầu các nhà tạo ra chất thải dệt may phải trả tiền để họ đi thu thập, thu gom và xử lý những rác thải dệt may hàng năm ở EU đó. Tuy nhiên, hiện nay EU đang hoàn thiện chỉ thị khung về rác thải để xác định đối tượng nào sẽ phải trả phí, nhà nhập khẩu hàng dệt may của EU, hay nhà phân phối, hay nhà sản xuất từ các nước thứ ba.
“Câu chuyện này chưa rõ ràng và mức phí đánh bao nhiêu cũng còn đang bàn. Từ giờ cho đến hết năm 2024, các doanh nghiệp dệt may của chúng ta chưa bị áp dụng bất kỳ một biện pháp nào cả”, ông Vương Đức Anh thông tin.
Liên quan đến câu chuyện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), ông Vương Đức Anh cho biết, mặt hàng dệt may cũng là nhóm mặt hàng có tác động đến môi trường lớn ở EU, cho nên nằm trong nhóm 30 mặt hàng trong diện rủi ro có thể được đưa vào cơ chế CBAM từ giờ đến 2030. Hiện mặt hàng dệt may chưa bị đưa vào đối tượng áp dụng CBAM giai đoạn đầu tiên.
Với một loạt các quy định mới của EU liên quan đến phát triển bền vững, ông Vương Đức Anh đánh giá, có những thách thức nhưng cũng là cơ hội quy định có lộ trình ngắn, lộ trình dài và có những quy định không có lộ trình, phải áp dụng ngay. “Phải xác định phát triển bền vững là một xu thế không thể đảo ngược. Chúng ta phải chủ động nắm bắt để cố gắng bắt nhịp được cùng với thị trường; bắt sớm quá cũng sẽ không hiệu quả, nhưng mà phải bắt đúng”, ông Vương Đức Anh đánh giá.
Về vấn đề này, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhận định, yếu tố phát triển bền vững nếu được thực thi hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng tầm giá trị và cũng giúp doanh nghiệp định hướng xây dựng các thương hiệu của người Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường châu Âu.
“Việc xây dựng thương hiệu là câu chuyện rất khó, nhưng không phải không làm được. Nếu chúng ta quan tâm đến phát triển bền vững thì nó là một yếu tố rất quan trọng để chúng ta xây dần giá trị thương hiệu và từ đó thì những đồng tiền chúng ta mang về nhiều hơn. Ví dụ như thay vì 10 đồng xuất khẩu thì chúng ta có thể mang về đến 70-80 đồng” – đại diện Bộ Công Thương nêu.
Doanh nghiệp cần trợ lực để chuyển đổi xanh
Chia sẻ về lộ trình và cách thức chuyển đổi, bà Nguyễn Hồng Loan, Chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM cho rằng, lộ trình hiện nay đang ngắn lại, đặc biệt với CBAM, giai đoạn từ lúc phê duyệt đến lúc chính thức có hiệu lực chỉ có 5 tháng. “Bản thân các doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng chưa quen thuộc và chưa có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực để xây dựng báo cáo liên quan đến phát thải khí nhà kính”, bà Nguyễn Hồng Loan nhận định và cho biết thêm, với những doanh nghiệp không có sự chuẩn bị trước, không có lộ trình thì không thể nào đáp ứng được yêu cầu của châu Âu.
Bà Nguyễn Hồng Loan khuyến nghị, các doanh nghiệp không nên chờ đợi đến khi EU có chính sách thì mới bắt đầu đối phó một cách gấp rút. “Các doanh nghiệp nên chủ động xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường, quản trị và xã hội của mình để chuẩn bị sẵn về nhận thức, năng lực. Khi có yêu cầu chuyển đổi thì chỉ cần trao đổi với phía châu Âu để công nhận những tiêu chuẩn của chúng ta hoặc chỉ cần điều chỉnh thực hành một chút đã có thể áp dụng rồi. Nhưng cũng có lộ trình chứ cũng không cần phải chuyển đổi nhanh và ngay lập tức”, bà Nguyễn Hồng Loan chia sẻ.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Vương Đức Anh chia sẻ, chúng tôi xác định phát triển bền vững là một câu chuyện dài hơi. Ở góc độ chủ động, doanh nghiệp sẽ có những hành động liên quan đến thay đổi nhận thức, thay đổi về đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, muốn đáp ứng được tất cả yêu cầu phát triển bền vững thì cần sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt chính sách.
“Bởi vì làm hàng dệt may xanh hoàn toàn thì sản phẩm cuối cùng chắc chắn sẽ rất đắt tiền. Chi phí đối với một sản phẩm xanh hoàn thiện như vậy chắc chắn phải cao hơn so với sản phẩm thông thường hơn 50%”, ông Vương Đức Anh nhận định.
Do đó, theo ông Vương Đức Anh, mặc dù Chính phủ đã có kế hoạch, chương trình hành động, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Chúng ta cần phải có những tiêu chí, mục tiêu và lượng hóa để đưa ra những chính sách khuyến khích phù hợp liên quan đến đầu tư phát triển bền vững. Bởi yêu cầu tài chính để sản xuất thử những mặt hàng xanh rất tốn kém.
“Nếu như chúng ta cũng coi những mặt hàng xanh là những mặt hàng thông thường, không có hỗ trợ gì thì chắc chắn với điều kiện hiện tại khó có thể làm xanh. Do đó, cần có những hỗ trợ về mặt chính sách tài khóa, về thuế thu nhập doanh nghiệp. Chẳng hạn, ưu đãi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp làm xanh” ông Vương Đức Anh bày tỏ.
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK