Quy định mới của EU về phòng chống phá rừng: Cơ hội cho nông sản Việt tiến sâu vào thị trường EU
![]() | Để hàng hóa vào sâu thị trường EU |
![]() | Để nông sản Việt Nam “phá rào” vào các thị trường khó tính |
![]() | Vẫn nhiều dư địa cho hàng Việt tại thị trường EU |
![]() |
Ngành cà phê Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua. Ảnh: ST |
Cơ hội để tái cấu trúc lại các mặt hàng nông sản
Theo ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất, phụ trách Chính sách về Khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội - Phái đoàn EU tại Việt Nam, Luật mới được đưa ra nhằm loại bỏ những yếu tố khuyến khích phá rừng trong các chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm tiêu dùng hàng ngày tại châu Âu. Như vậy vào khoảng tháng 12/2024 hoặc tháng 1/2025 dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng sẽ có hiệu lực. Riêng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được trì hoãn thêm 6 tháng sau thời hạn này. Tuy nhiên, việc Việt Nam đang thực hiện Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU nhằm tạo khung pháp lý cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu và EU (Hiệp định VPA/FLEGT), trong đó có quy định về pháp lý, về phát triển bền vững ngành gỗ sẽ là điểm mạnh của Việt Nam, cho phép Việt Nam có quy trình quản trị về rừng. Đây là cơ sở quan trọng của ngành gỗ Việt Nam mà các ngành khác có thể noi theo như: cao su, cà phê…
“Trong thời gian tới, EU sẽ ban hành một số hướng dẫn, nhưng các quốc gia cũng phải chuẩn bị để kiểm soát trong chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam là quốc gia không có nguy cơ quá cao về mất rừng nhờ các chính sách bảo vệ rừng. Nhưng Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong chuỗi cung ứng để sản phẩm nông sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU”, ông Rui Ludovino nhấn mạnh.
Đánh giá về sự tác động của quy định mới của EU về phòng chống phá rừng tới xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng đối với sản xuất nông sản, trong đó có cà phê, vừa là thách thức vừa là cơ hội để chúng ta cấu trúc lại các mặt nông sản, đặc biệt là cà phê để phát triển bền vững, chứng minh với thế giới là Việt Nam thực sự tăng trưởng xanh. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm nông sản là đòi hỏi tất yếu từ thị trường, trong đó có thị trường EU. Để sớm đáp ứng và có lộ trình thực hiện Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ sớm trình Bộ trưởng Khung hành động để thực hiện quy định này của EU. Đồng thời, lấy ý kiến của các hiệp hội, ngành hàng để sớm có chương trình triển khai phù hợp với quy định mới của châu Âu. Trong Khung hành động sẽ nhấn mạnh đẩy mạnh truyền thông để các cơ quan chức năng và nông dân hiểu rõ quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng khi sản xuất nông sản, trong đó có cà phê. Đặc biệt, trong Khung hành động phải phân định rõ ràng trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các cấp và người dân để thực hiện quy định của EU. “Chúng ta phải tự thay đổi mình để tạo dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm nông sản, trong đó có sản phẩm cà phê nói riêng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu về giám sát bảo vệ rừng, dữ liệu rừng trồng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về giám sát bảo vệ rừng
Đại diện cho các doanh nghiệp ngành cao su, một trong những ngành được dự báo sẽ bị tác động bởi quy định mới của EU, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, quy định mới của EU về chống phá rừng bắt buộc các công ty phải đảm bảo các sản phẩm được bán ở Liên minh châu Âu (EU) không dẫn đến nạn phá rừng và làm suy thoái rừng. Các sản phẩm chịu sự điều chỉnh của quy định mới là: cà phê, dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cao su (kể cả các sản phẩm phái sinh có chứa, được nuôi bằng hoặc đã được tạo ra từ những sản phẩm được sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng) kể từ sau ngày 31/12/2020 từ các quốc gia vào EU. Các sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa nêu trên nếu liên quan tới hành động phá rừng đều sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU. Các doanh nghiệp được yêu cầu cung cấp kết quả thẩm định chuyên sâu và thông tin có thể kiểm chứng về việc sản phẩm của họ không được trồng hoặc chăm sóc trên những vùng đất trống có được do phá rừng sau năm 2020. Nhà chức trách EU sẽ thực hiện các quy trình kiểm tra tùy theo xếp hạng mức độ nguy cơ vi phạm của quốc gia xuất khẩu.
Các doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt nặng, có thể chịu mức phạt lên tới 4% doanh thu thường niên tại một nước thành viên EU. Tuy nhiên, dù đã được thông qua nhưng đạo luật mới của EP vẫn cần nhận được sự đồng thuận từ các quốc gia EU trước khi chính thức có hiệu lực. Sau khi EU chấp thuận, các doanh nghiệp sẽ có thời hạn từ 18 đến 24 tháng để thực hiện các quy định. Quy định mới sẽ đưa ra các yêu cầu bắt buộc mới vào cuối năm 2024. Thời gian chính thức thực hiện dự luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng của các quốc gia châu Âu không còn nhiều, do đó Việt Nam phải đẩy mạnh việc phổ biến và thực thi quy định trên.
“Cà phê là mặt hàng xuất khẩu sang EU với số lượng lớn và ổn định, hiện chiếm khoảng 42% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hàng năm. Vì vậy, để ổn định và không biến động thị phần xuất khẩu cà phê sang EU, ngành cà phê Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua và có hiệu lực từ ngày 16/5/2023”, ông Nguyễn Hải Nam khẳng định.
Còn theo bà Trần Thị Quỳnh Chi, Giám đốc vùng cảnh quan châu Á, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 1,3 triệu nông hộ trồng cà phê, diện tích phần lớn chỉ từ 0,5 ha trở xuống tại 11 tỉnh trồng cà phê. Số diện tích này thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng nhưng thực tế việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ. Chính vì vậy, bà Quỳnh Chi đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chuyên môn và các công ty cung cấp dữ liệu hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu về giám sát bảo vệ rừng, dữ liệu rừng trồng.
Tin liên quan

Xuất khẩu gỗ và nội thất kỳ vọng phục hồi chặng cuối năm
16:34 | 03/10/2023 Xuất nhập khẩu

Cá tra Việt Nam còn nhiều dư địa trên thị trường Mỹ
14:59 | 03/10/2023 Kinh tế

Xuất khẩu hạt điều mang về 2,6 tỷ USD
14:36 | 03/10/2023 Xuất nhập khẩu

THILOGI- Đẩy mạnh kết nối nguồn hàng xuyên Á
16:20 | 03/10/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nhiều dự án bất động sản tại TPHCM được gỡ vướng
16:09 | 03/10/2023 Kinh tế

Lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động
14:29 | 03/10/2023 Kinh tế

Kinh tế Hà Nội tăng trưởng khá, cải thiện qua từng quý
08:30 | 03/10/2023 Kinh tế

Kỳ vọng thu hút FDI từ Mỹ vào công nghệ cao, xanh hóa
07:33 | 03/10/2023 Kinh tế

Đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, nhưng có sự phân hóa
14:26 | 02/10/2023 Kinh tế

Sức cầu yếu, WB dự kiến GDP Việt Nam chững lại còn 4,7% trong năm 2023
13:40 | 02/10/2023 Kinh tế

LONGFORM: Nông nghiệp tuần hoàn chinh phục thị trường quốc tế
10:21 | 02/10/2023 Kinh tế

Cần sớm có hướng dẫn thực hiện Chiến lược phát triển dệt may, da giày
10:02 | 02/10/2023 Kinh tế

Dừng tiếp nhận phương tiện vào bãi phi thuế quan tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
14:13 | 01/10/2023 Kinh tế

Hải Phòng: Thu hút 25 tỷ USD vốn FDI vào các KCN, KKT
12:19 | 01/10/2023 Kinh tế

Hai mặt hàng xuất khẩu sang Canada tăng đột biến từ sau Hiệp định CPTPP
09:51 | 01/10/2023 Xuất nhập khẩu

Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng: Cần nâng cấp hạ tầng để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa
08:43 | 01/10/2023 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán ngân sách ở mức cao nhất

Bộ Tài chính làm rõ một số chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô

SGATAR tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý thuế của mỗi quốc gia thành viên

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 356 tỷ đồng trên HNX

Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt đối tượng vận chuyển 1 kg ma tuý

LONGFORM: Nông nghiệp tuần hoàn chinh phục thị trường quốc tế
10:21 | 02/10/2023 Kinh tế

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Lê Thăng
15:38 | 29/09/2023 Infographics

LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số
10:16 | 08/09/2023 Megastory

Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành
18:55 | 07/09/2023 Thuế - Kho bạc

Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam
10:00 | 08/09/2023 Xuất nhập khẩu

Giá xăng giảm nhiều nhất 906 đồng/lít

UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống 5%

Cố định cho lịch nghỉ Tết

Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Thích ứng yêu cầu từ thị trường

Ngày hội Du học châu Âu 2023: Cơ hội tiếp cận thông tin giáo dục từ 16 quốc gia

Sầu riêng giữ “quán quân” về xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai

Hải quan Việt Nam mong muốn vươn lên đón đầu công nghệ

Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 của WCO: Cơ hội để tiếp cận nhiều công nghệ mới

Hải quan Quảng Ninh thu ngân sách tăng 52,77% trong Quý 3

Tọa đàm trực tuyến “Công nghệ Hải quan và thế hệ tương lai”

Hải quan Việt Nam sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới quản lý

Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt đối tượng vận chuyển 1 kg ma tuý

Quảng Ninh: Lại phát hiện 17.760 con gia cầm giống nhập lậu

Vạch trần thủ đoạn buôn lậu 20 chiếc Iphone 15 qua sân bay Đà Nẵng

Nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn, xử lý tân dược, thực phẩm chức năng giả, nhập lậu

Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, nhiều cơ sở kinh doanh bị xử phạt

Hải quan TP Hồ Chí Minh triển khai cao điểm chống buôn lậu cuối năm

THILOGI- Đẩy mạnh kết nối nguồn hàng xuyên Á

Vì sao Công ty POSCO VST bị đình chỉ áp dụng doanh nghiệp ưu tiên?

Xuất khẩu khả quan, FMC tập trung cho đơn hàng cao cấp

URC Việt Nam trao hơn 2.000 phần trung thu đến quỹ bảo trợ trẻ em

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư các dự án 5 ngành trọng điểm

Bain Capital dẫn đầu giao dịch đầu tư vốn cổ phần vào Masan Group

Gỡ vướng trong thực hiện chính sách miễn thuế

Dụng cụ giảng dạy và học tập có mức thuế GTGT 5%

DN xác định và kê khai trị giá theo giá trị còn lại của hàng hóa tại thời điểm tái nhập

Chính sách thuế đối với hàng tạm nhập, tái xuất cho DN chế xuất thuê, mượn

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

Trách nhiệm thông báo Danh mục hàng hóa XNK miễn thuế thuộc về ai?

Honda Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu màu cổ điển cho Vision 2023

Hơn 92.000 ô tô được nhập khẩu tính đến 15/9

Skoda Kodiaq - SUV cỡ D, giá từ 1,19 tỷ đồng

Giá gần 4 tỷ, Mercedes-Benz EQE 500 4MATIC mẫu xe thuần điện rộng nhất phân khúc

Skoda Karoq, tân binh mới “tham chiến” bởi những lợi thế gì?

Mercedes-Benz EQB 250, xe sang thuần điện, cỡ nhỏ, giá dễ mua

LHQ thông qua nghị quyết triển khai phái bộ an ninh nước ngoài ở Haiti

Xuất khẩu vũ khí của Đức dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023

Tổng thống Mỹ Biden ký ban hành đạo luật ngân sách tạm thời

Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi với Đức

Cơ hội hóa giải căng thẳng EU-Trung Quốc
