Rau quả Việt đang gặp khó gì khi xuất sang Hoa kỳ, Trung Quốc, Anh?
Lần đầu tiên xuất khẩu 22 tấn quả sấu đông lạnh sang Australia | |
Đơn hàng tăng 20%, xuất khẩu rau quả cầm chắc 3,6 tỷ USD | |
Bắc Âu chuộng rau quả nhiệt đới, doanh nghiệp Việt làm sao tận dụng? |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), nửa đầu năm nay, xuất khẩu rau quả đạt 2,03 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong dự báo mới đây của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), triển vọng xuất khẩu hàng rau quả trong nửa cuối năm có nhiều thuận lợi, điển hình là với các mặt hàng đang vào vụ thu hoạch như nhãn lồng.
Mùa nhãn lồng mới bắt đầu ở Việt Nam và lô nhãn lồng Sơn La đầu tiên đã xuất khẩu tới Hà Lan; được phân phối ngay sau khi thông quan cho một số cửa hàng thực phẩm châu Á tại các nước Hà Lan, Bỉ, Pháp và Anh.
Bên cạnh đó, tại thị trường Australia, quả nhãn tươi Việt Nam có ưu thế khi có thể cung cấp quanh năm. Trước đây, Australia nhập khẩu nhãn từ Thái Lan, nhưng đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam do giá cạnh tranh hơn, chất lượng được cải thiện nhiều.
Ngoài các yếu tố thuận lợi, đại diện Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, xuất khẩu rau quả nói chung vào nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU… cũng đối mặt khó khăn nhất định. Cụ thể, tại thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đang bị tình trạng lũ lụt, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ mặt hàng.
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc bao gồm: Thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt.
Thị trường này hiện nay đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì, quy cách đóng gói, đặc biệt là Trung Quốc rất chú trọng mã số vùng trồng. Yêu cầu này bắt buộc đối với hàng hóa của tất cả các quốc gia.
Để xuất khẩu bền vững sang thị trường lớn này, cần đẩy mạnh xây dựng các mã số vùng trồng nhằm đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, đảm bảo minh bạch, an toàn đối với hàng rau quả của Việt Nam.
Tại thị trường Hoa Kỳ, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam hiện chỉ chiếm 0,6% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả. Như vậy thị trường Hoa Kỳ vẫn còn rất nhiều tiềm năng với hàng rau quả Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chính thức được cấp phép xuất khẩu 6 loại quả tươi sang Hoa Kỳ gồm: Xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Các loại quả khác có thể được xuất khẩu ở dạng đông lạnh hoặc sản phẩm chế biến (đóng hộp, sấy khô).
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động xuất khẩu trái cây, đặc biệt là trái cây tươi sang Hoa Kỳ cũng gặp các khó khăn.
Điển hình như, sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được trồng ngày càng nhiều tại các bang ở Hoa Kỳ hay tại Mexico và các nước Nam Mỹ có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam, cũng như sản phẩm của các nước châu Á khác và sản phẩm thay thế được trồng ngay tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, do khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển, bảo quản cao nên giá thành trái cây của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh. Quả tươi có mùa vụ ngắn cũng đòi hỏi các khâu trong chuỗi phân phối phải rất kỹ càng và cẩn thận.
Tại một trong những thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu thế giới hiện nay là Anh, Cục Xuất nhập khẩu thông tin, mặc dù nhập khẩu hàng rau quả của Anh từ Việt Nam tăng, nhưng thị phần hàng rau quả của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Anh hiện cũng chỉ chiếm khoảng 0,1%.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương Quốc Anh (UKVFTA) được nhận định mang lại cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp rau quả.
Nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như: Vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… sẽ có thêm lợi thế tiếp cận thị trường trong bối cảnh các loại hoa quả nhiệt đới xuất xứ từ các quốc gia cạnh tranh như Brazil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có FTA với Anh.
Tuy nhiên, cũng như nhiều FTA khác mà Việt Nam đã tham gia, UKVFTA mang lại không ít cơ hội nhưng cũng song hành nhiều thách thức. Tương tự EU, Anh kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và các sản phẩm hóa chất dùng trong sản phẩm nông nghiệp…
Tin liên quan
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK