Phát triển thời trang bền vững từ các loại sợi tự nhiên
Các loại sợi, vải từ cây gai xanh của Tập đoàn Thiên Phước. Ảnh: N.H |
Nguyên liệu xanh cho ngành dệt may
Xuất thân là một giảng viên trong lĩnh vực môi trường, trong một lần công tác tại Thanh Hóa, chị Vũ Thị Liễu, người sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành ECOSOI, đã chứng kiến những cánh đồng dứa bạt ngàn sau khi thu hoạch bị người nông dân chặt bỏ và đốt ngay trên cánh đồng. Chị Liễu nhìn nhận đây là một cách làm rất nguy hại cho môi trường và làm chết toàn bộ hệ vi sinh trong đất. Mặc dù chính quyền địa phương tại đây đã khuyến cáo người dân không xử lý lá dứa bằng phương pháp này, nhưng việc này vẫn luôn lặp lại trong nhiều năm qua vì những lợi ích về kinh tế. Trước thực trạng đó, chị Liễu cho rằng chỉ có cách biến lá dứa thành sản phẩm có giá trị kinh tế và có lợi cho người nông dân thì mới chấm dứt được việc đốt lá dứa.
Đó cũng là lý do mà ECOSOI ra đời, bắt đầu phát triển các dòng máy tách sợi để sản xuất ra sợi dứa, nghiên cứu thị trường và kết nối các vùng nguyên liệu dứa toàn quốc. Chị Liễu cho biết, theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 40.000 ha trồng dứa, nhưng con số thực tế có thể lên tới 100.000 ha vì nhiều vùng không được thống kê nhưng thực chất vẫn có trồng dứa như Hà Nội, Bắc Giang, Bình Định… Hiện các vùng trồng dứa tại đây đều đã kết nối với ECOSOI để khai thác nguồn nguyên liệu.
Chị Liễu cho biết thêm, với 40.000 ha dứa có thể sản xuất ra ít nhất 14.000 tấn sợi dứa mỗi năm. Hiện sợi dứa đã được ứng dụng rất nhiều trên thế giới và là một trong những nguồn nguyên liệu cao cấp trong ngành thời trang. Hiện sản phẩm của ECOSOI là sợi dứa thô, sau đó phân tách thành 2 nhóm. Một nhóm đi vào ứng dụng trong ngành dệt may, là cuộn sợi và dệt vải và một nhóm là làm thành da sợi dứa, tức là da thực vật phục vụ ngành thời trang.
Đặc biệt, những tác động tích cực của việc sản xuất sợi dứa như bảo vệ môi trường, tạo sinh kế cho người yếu thế, nâng cao giá trị nông sản Việt Nam… đã tạo nên sự hấp dẫn cho sợi dứa. Nhờ đó, ECOSOI thu hút được rất nhiều khách hàng quốc tế. Trong đó, sản phẩm cuộn sợi dứa đã có nhiều khách hàng, đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Brazil; sợi thô có các khách hàng từ Australia, Anh, Trung Quốc… Thậm chí, các nước láng giềng có vùng nguyên liệu dứa lớn như Malaysia, Thái Lan cũng đã kết nối với ECOSOI để nhận chuyển giao công nghệ, khai thác vùng nguyên liệu của họ.
Ngoài sợi dứa của ECOSOI, nhiều loại sợi tự nhiên khác cũng đang được các DN Việt Nam nghiên cứu, phát triển, như sợi gai xanh của Công ty CP Tập đoàn gai Thiên Phước, sợi tre, sợi cà phê, sợi sen của Công ty CP Kết nối thời trang (Faslink), lụa tơ tằm của Hạnh Silk… và được các khách hàng trong và người nước đón nhận tích cực.
Thay đổi quan niệm về điểm đến giá rẻ
Ngoài việc đáp ứng xu hướng của thế giới về tiêu dùng xanh, giúp xanh hóa ngành dệt may, việc phát triển các dòng sợi tự nhiên còn góp phần giúp thay đổi cơ cấu ngành dệt may Việt Nam theo hướng bền vững hơn. Hiện các loại sợi dứa, sợi gai xanh, sợi tre, sợi cà phê… đã đi vào bộ sưu tập của các nhà thiết kế hàng đầu về thời trang bền vững như La Phạm, Vũ Việt Hà… Đây đều là những nhà thiết kế nổi tiếng của Việt Nam và đã vươn tầm thế giới về thời trang bền vững. Theo đó, các sản phẩm này đã hiện diện tại các sự kiện thời trang quốc tế như Lễ hội áo dài, Tuần lễ thời trang Việt Nam quốc tế… Điều này mở ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam thoát khỏi chiếc áo gia công để tiến lên các phân khúc cao hơn như OEM (DN tự chủ về vải), ODM (DN tự thiết kế mẫu và tự chủ về vải) và OBM (sản xuất từ thương hiệu gốc).
Hiện Faslink được đánh giá là DN tiên phong trong các giải pháp về nguyên liệu bền vững cho các nhãn hàng. Trong đó, sản phẩm sợi tre đã được nghiên cứu, phát triển từ 12 năm trước và đến nay vẫn đang thương mại hóa rất tốt, chiếm khoảng 20% tỷ trọng doanh số hiện tại của Faslink. Bên cạnh đó, sản phẩm sợi cà phê cũng đã được nâng cấp lên phiên bản thứ 12 với nhiều cải tiến về tính năng. Hiện công ty đang nghiên cứu các loại sợi có tính công nghệ nhiều hơn, như sợi nano với các tính năng tiện lợi, tạo sự thoải mái cho người mặc, không cần ủi, giặt khô nhanh và bảo vệ tốt hơn cho người mặc trước những tác động tiêu cực của thời tiết.
Theo đó, Faslink đã bắt tay với các đối tác để sản xuất vải từ giải pháp sợi do công ty và đã bắt đầu có đơn hàng cho những sản phẩm vải này, dù giá không hề rẻ. Cụ thể, thông thường hàng dệt kim ở Việt Nam có giá khoảng 7-8 USD/kg, nhưng vải của Faslink có giá tới 16-17 USD. Ngoài ra, sợi cà phê của Faslink cũng đã có khoảng 40 đối tác là các thương hiệu trong nước như Owen, Canifa, Aristino…
Chị Trần Hoàng Phú Xuân, người sáng lập và là CEO của Faslink cho biết, công ty đang xây dựng dự án “Proudly made in Vietnam” với mục tiêu thay đổi cách nhìn của thế giới đối với ngành dệt may Việt Nam. “Trước nay, các chuỗi cung ứng tìm đến đặt hàng tại Việt Nam đều hướng đến mục tiêu giá rẻ chứ không nhìn nhận rằng đây là nơi có những sản phẩm có tính công nghệ. Faslink đang nỗ lực với mong muốn thay đổi điều này. Do đó, Faslink chỉ bán những sản phẩm do mình nghiên cứu phát triển ra, chứ không làm gia công và cũng không muốn được chỉ định nguyên liệu” - chị Trần Hoàng Phú Xuân nhấn mạnh.
Theo đó, mục tiêu của Faslink là trở thành một điểm đến hội tụ của nghiên cứu và công nghệ, cung cấp nguồn lực cho các sản phẩm thời trang bền vững. Khách hàng có thể tới đây mua, nghiên cứu các sản phẩm đa dạng như sơmi, quần tây, vải jean, polo, thun, vớ… được làm từ bã cà phê, sợi sen, vỏ hàu, sợi nano… với các kiểu dáng hiện đại, thiết kế đảm bảo công năng cao và yếu tố thẩm mỹ.
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Xanh hóa” ngành dệt may, da giày: Động lực từ những thách thức
11:51 | 30/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc trên “đường đua xanh”
09:34 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK