Phát triển giao thông, cảng biển giúp hàng hóa Đồng bằng sông Cửu Long “cất cánh”
Đầu tư thiết bị hiện đại, cảng Quốc tế Long An tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa trong khu vực | |
Năm 2022 hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng 4% |
Hàng hóa XNK qua cảng quốc tế Long An. Ảnh: T.H |
Phát triển hạ tầng giao thông
Trong những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến làm việc và kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL và yêu cầu tới năm 2026 ĐBSCL phải có 554 km đường cao tốc. Tại buổi làm việc với các tỉnh ĐBSCL, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, thời gian tới sẽ chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo 2 điểm nghẽn cho khu vực ĐBSCL là hạ tầng và nhân lực. Trong giai đoạn 2021-2025 đầu tư cho hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL từ vốn ngân sách lên đến 86.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 5 năm trước, nhằm tạo những đột phá cho khu vực nhiều tiềm năng nhất cả nước về XK hàng hóa nông, thủy sản. Đây là thông tin có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế khu vực, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản. Các doanh nghiệp kỳ vọng đây cũng là một động lực và điều kiện thúc đẩy sản xuất, XK thủy sản trong thời gian tới.
Với chiều dài bờ biển 700 km, ĐBSCL có tiềm năng rất lớn để phát triển giao thông thủy, góp phần giảm chi phí logistics. Ông Phùng Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, cần đầu tư trung tâm logistics tại vùng ĐBSCL vừa có thủy, bộ kết hợp bến cảng, kể cả cơ sở vật chất, bãi chứa container rỗng tại đây để hàng hóa XNK từ đây XK đi các nước thuận lợi hơn.
Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 20 triệu tấn hàng hóa XNK nhưng hơn 90% phải thông qua các cảng khu vực TPHCM và Bà Rịa- Vũng Tàu, chính vì thế việc khơi thông các tuyến hàng hải góp phần giảm mạnh chi phí logistics, tạo thuận lợi cho hàng hóa XNK lưu thông, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa trong khu vực này. Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), là vùng sản xuất và XK lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước, ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước... Tuy nhiên, chi phí logistics tại ĐBSCL đang là gánh nặng đối với năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất tại vùng này. Theo thống kê của Bộ Công Thương, chi phí logistics tại ĐBSCL chiếm tới 30% giá thành sản phẩm. “Nguyên nhân chính của điểm nghẽn này được các chuyên gia đánh giá là do hệ thống logistics tại ĐBSCL còn thiếu liên kết và đồng bộ, trong đó, hệ thống cảng biển còn thiếu, nhất là cảng nước sâu cho tàu vận chuyển container xuất khẩu. Vận chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường bộ và thuỷ nội địa, trong khi tình trạng một số cảng trọng điểm tại miền Đông thường xuyên quá tải, dẫn tới phí dịch vụ, lưu kho bãi, thời gian chờ đợi đều tăng…”- ông Phạm Tấn Công phân tích.
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, 13 tỉnh ĐBSCL hiện chỉ có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% số lượng doanh nghiệp logistics của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp thuỷ sản tự cung cấp hạ tầng logistics cho sản phẩm của mình. Điều này làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của nông sản ĐBSCL nói riêng và nông sản Việt nói chung.
Đầu tư hệ thống cảng biển
Để cơ sở hạ tầng và logistics phục vụ cho sản xuất xuất khẩu ở khu vực trọng điểm ĐBSCL, các công ty kinh doanh cảng biển đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tại các tỉnh trong khu vực. Những ngày đầu năm 2023, chuyến tàu thứ hai chở thêm 9 thiết bị cẩu hiện đại hàng đầu thế giới do Mitsui E&S (Nhật Bản) sản xuất đã cập cảng Long An. Trong năm 2023, cảng Quốc tế Long An sẽ nhập khẩu đủ số lượng 24 thiết bị cẩu từ nhà sản xuất Mitsui E&S.
Ông Võ Quốc Huy, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần cảng Long An cho biết: “Năm 2023, định hướng của cảng sẽ tiếp tục khai thác hàng rời và hàng tổng hợp, phát triển thêm dịch vụ khai thác container. Trong năm, cảng Quốc tế Long An sẽ hợp long các cầu cảng. Với chiều dài 2,3km - cảng Quốc tế Long An là cảng biển có chiều dài liên tục bờ cảng đứng đầu Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn để cảng phục vụ cho hàng hóa XNK của các doanh nghiệp và nền kinh tế ĐBSCL. Với những thiết bị cẩu hiện đại cùng hạ tầng cảng được đầu tư bài bản, cảng Quốc tế Long An sẽ cung cấp trọn gói các dịch vụ xếp dỡ container vào tháng 6 năm nay.
Trước đó, cuối năm 2022, tại cảng Tân cảng Cái Cui, quận Cái Răng, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phối hợp với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tái khởi động tuyến dịch tàu container vào cảng này nhằm kết nối hàng hóa miền Tây Nam Bộ – miền Trung – miền Bắc, mang đến giải pháp logistics trọn gói cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế tại ĐBSCL. Ông Phùng Ngọc Minh cho rằng, việc khai thác mở lại tuyến tàu container nội địa vào cập cụm cảng Cần Thơ tạo ra giải pháp dịch vụ logistics trọn gói, tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cụm cảng Cần Thơ được kỳ vọng phát triển thành “chợ” container và trung tâm logistics của vùng, qua đó thu hút các đội tàu trong và ngoài nước phát triển loại hình dịch vụ vận chuyển container trực tiếp đi từ các cảng ĐBSCL, mở ra triển vọng để Cần Thơ trở thành địa điểm gom hàng, tạo ra giải pháp kết nối chuỗi logistics từ cảng khu vực ĐBSCL đi cụm cảng khu vực TPHCM, Cái Mép xuất tàu, hướng tới đi thẳng tuyến quốc tế Nội Á; tiết kiệm được thời gian và đến 40% chi phí vận chuyển cho khách hàng XNK trong khu vực.
Để tiếp tục kích hoạt và phát triển kinh tế- xã hội vùng ĐBSCL bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, như: Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII “Về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Với những chính sách đồng bộ, cùng với sự chung tay của các nhà đầu tư, kỳ vọng hàng hóa XNK nói riêng, kinh tế khu vực ĐBSCL nói chung sẽ có điều kiện phát triển bền vững.
Tin liên quan
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
5 đối tượng chủ mưu buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia bị xử lý
Bộ Quốc phòng tăng cường chiến dịch cao điểm phòng, chống tội phạm dịp Tết Nguyên đán 2025
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK