Phát huy vai trò hệ thống CNTT hải quan đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam
Xin ông đánh giá về sự phát triển của hệ thống CNTT trong lĩnh vực hải quan thời gian qua?
Cùng với xu hướng phát triển, CNTT là yếu tố lõi trong vận hành hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan cũng như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và kiểm soát hải quan.
Mọi hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đều liên quan mật thiết đến dòng hàng hóa XNK và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh (XNC), tác động đến sự phát triển của thương mại.
Có thể nói, nhờ ứng dụng thủ tục hải quan điện tử mà khối lượng lớn hồ sơ hải quan được xử lý nhanh chóng, đáp ứng tốt sự bùng nổ của hoạt động ngoại thương trong thế giới toàn cầu hóa.
Thời gian qua, cơ quan Hải quan các cấp đã triển khai có hiệu quả chủ trương hải quan điện tử, hướng đến mục tiêu Hải quan số, kết nối thông tin điện tử với cơ quan Hải quan các nước.
Tính đến nay, 100% quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc. Bình quân mỗi năm, Hệ thống VNACCS/VCIS xử lý thành công khoảng 11 triệu tờ khai hải quan điện tử, trong đó có khoảng 53% số tờ khai thuộc diện luồng Xanh, tức là thông quan trong khoảng thời gian từ 1 - 3 giây.
Đây có thể là thời gian xử lý thủ tục hành chính nhanh nhất ở Việt Nam hiện nay nhờ áp dụng hệ thống CNTT hiện đại của thế giới.
Ngoài những mặt tích cực nổi bật, trong quá trình vận hành chắc chắn không tránh khỏi hạn chế. Vậy ứng dụng CNTT trong quản lý hải quan còn hạn chế gì, thưa ông?
Mặc dù đạt được một số kết quả quan trọng, song trên nền tảng Hệ thống VNACCS/VCIS do phía Nhật Bản tài trợ (vận hành từ năm 2014) và các hệ thống vệ tinh do ngành Hải quan xây dựng chưa lường trước được xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu, sự gia tăng không ngừng của kim ngạch XNK dẫn đến việc giải quyết thủ tục, kiểm tra giám sát hải quan còn một số hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.
Trong đó, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (Hệ thống cốt lõi là Hệ thống VNACCS/VCIS và 21 Hệ thống vệ tinh) qua gần 10 năm vận hành, tần suất xảy ra sự cố phần cứng và phần mềm ứng dụng của Hệ thống VNACCS/VCIS và các Hệ thống vệ tinh ngày càng tăng.
Trong đó, Hệ thống VNACCS/VCIS chưa đáp ứng được một số hoạt động thương mại quốc tế mới (ví dụ như thương mại điện tử được vận chuyển qua giao dịch chuyển phát nhanh đường bộ...) nên các thiết kế về phần cứng, phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu khi có sự tăng trưởng đột biến về lượng giao dịch của các loại hình thương mại mới dẫn đến bị quá tải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam.
Hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) hiện nay chưa đáp ứng được việc kết nối trao đổi thông tin điện tử tự động với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để tự động phân tích, đánh giá thông tin xác định trọng điểm, thông quan hàng hóa.
Một số thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa XNK, phương tiện XNC của các bộ, ngành hiện nay được thực hiện trên hệ thống dịch vụ công quốc gia, hệ thống dịch vụ công của các bộ, ngành chưa được kết nối và trao đổi thông tin với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để phục vụ quá trình giải quyết thủ tục hải quan và các thủ tục khác có liên quan.
Để phát huy vai trò hệ thống CNTT hải quan đối với sự phát triển thương mại, theo ông, ngành Hải quan cần phải triển khai giải pháp gì?
Mục tiêu về phát triển CNTT hải quan theo định hướng tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 xác định: Xây dựng hệ thống CNTT hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Để đạt được mục tiêu đó và sớm khắc phục những hạn chế, bất cập của hệ thống CNTT hải quan hiện nay, ngành Hải quan cần sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thỏa đáng nguồn kinh phí, đầu tư có chiến lược để xây dựng hệ thống Hải quan thông minh.
Trước mắt, cần sớm nâng cấp NSW và ASW. Sau đó, cần thay thế Hệ thống VNACCS/VCIS hiện hành bằng hệ thống mới, ứng dụng những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất và là hệ thống mở để có thể dễ dàng nâng cấp, cập nhật những thành tựu mới của CNTT.
Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống dự phòng đảm bảo đầy đủ về điều kiện kỹ thuật để có thể vận hành thay thế cho hệ thống chính khi xảy ra sự cố.
Khi xây dựng hệ thống Hải quan thông minh, cần chú trọng ứng dụng mạnh mẽ thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Kết nối Internet vạn vật (IoT), Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Bigdata), Phân tích thông minh (BI), Điện toán đám mây (Cloud), Di động (Mobility))…
Khi đầu tư cho hệ thống CNTT ngành Hải quan trong thời gian tới cần đảm bảo yêu cầu có mức độ tích hợp cao, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về an ninh, an toàn thông tin, dễ dàng mở rộng và phát triển khi có yêu cầu quản lý mới, đảm bảo ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của cơ quan Hải quan; hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ các cấp.
Tiếp tục chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên gia về CNTT của ngành Hải quan cũng như trình độ CNTT cho công chức Hải quan đáp ứng yêu cầu phát triển Hải quan số, Hải quan thông minh.
Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc kết nối và xử lý các thủ tục quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan trong mô hình Chính phủ số, sớm đạt mục tiêu 100% các thủ tục quản lý nhà nước của bộ, ngành được kết nối và xử lý hoàn toàn tự động phục vụ kiểm tra, giám sát hải quan và thông quan hàng hóa.
Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động phối hợp, kết nối hệ thống thông tin của hải quan với các DN, đảm bảo tính đồng bộ để hướng đến mô hình Hải quan thông minh gắn với quản trị DN thông minh và kinh doanh số.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn tổ chức Đại hội Đảng các cấp
22:37 | 30/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh tìm giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu
20:22 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Kiên Giang thu nộp ngân sách nhà nước đạt trên 190% chỉ tiêu
16:01 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Bắc Ninh: Khuyến khích hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan
14:00 | 29/10/2024 Hải quan
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Bộ Tài chính triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
09:18 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nâng cao kỹ năng nhận diện hàng giả mạo
09:09 | 29/10/2024 Hải quan
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK