Phân cấp ngân sách: Khuyến khích địa phương chủ động sáng tạo và trách nhiệm
Số địa phương tự cân đối ngân sách tăng qua từng thời kỳ. Ảnh: T.Linh |
Bước đột phá mạnh mẽ
Luật NSNN năm 2002 đã phân cấp mạnh hơn giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo nguyên tắc ngân sách trung ương giữ các nguồn thu quan trọng và phải đảm nhận các khoản chi chủ yếu. Nhờ đó, trước năm 2004, cả nước mới chỉ có 5 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về ngân sách Trung ương; thời kỳ 2004 - 2007 đã là 15 địa phương; thời kỳ 2007 - 2010 là 11 địa phương và năm 2019 là 16 địa phương.
Năm 2004, mới chỉ có 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội (trên 24 nghìn tỷ đồng), TPHCM (trên 50 nghìn tỷ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 12 nghìn tỷ đồng) có số thu trên 10 nghìn tỷ đồng, đến năm 2010, có 10 địa phương đạt số thu trên 10 nghìn tỷ đồng, trong đó có 2 địa phương đạt trên 100 nghìn tỷ đồng là Hà Nội và TPHCM. Đến thời điểm năm 2019, cả nước đã có 18 tỉnh, thành có số thu đạt trên 10 nghìn tỷ đồng.
Việc cơ cấu lại thu - chi NSNN theo phân cấp ngân sách đã góp phần tích cực vào kết quả thu - chi ngân sách, tác động quan trọng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc rà soát, phân cấp cho địa phương các khoản thu gắn với địa phương đã tạo động lực cho việc khai thác kịp thời nguồn thu.
Gần đây, việc nghiên cứu triển khai các cơ chế tài chính đặc thù đối với các thành phố lớn theo Luật NSNN 2015 đã trao quyền cho các tỉnh, thành phố lớn quyết định thu thêm đối với một số chính sách thu và chi thêm đối với chính sách tiền lương. Các địa phương này được quyết định chi đầu tư với thẩm quyền cao hơn các địa phương còn lại, từng bước gắn quyền hạn với trách nhiệm chặt chẽ hơn, tạo động lực cũng như áp lực cơ cấu lại ngân sách địa phương, sử dụng ngân sách địa phương hiệu quả hơn, phù hợp với đặc thù và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương tốt hơn.
Như vậy, từ năm 2020, Luật NSNN đã tạo ra bước đột phá mạnh mẽ trong việc lập, chấp hành và quản lý ngân sách, đặc biệt đã nâng cao vai trò và trách nhiệm, tạo chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quan tâm, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu trên địa bàn.
Theo ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính, việc trao cho địa phương quyền phân cấp trên địa bàn, phân bổ chi ngân sách, chi ngân sách gắn với nhu cầu công chúng trên địa bàn đã từng bước tăng cường hiệu quả, hiệu lực chi ngân sách gắn với đặc thù kinh tế - xã hội địa bàn, tạo động lực để công khai, minh bạch và giám sát ngân sách của các tổ chức, cộng đồng địa phương, nâng cao hiệu quả chi ngân sách.
Tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương
Tuy tích cực song quá trình thực hiện phân cấp ngân sách cũng bộc lộ một số rủi ro nhất định. Đó là vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương giảm, làm giảm khả năng, vai trò định hướng của ngân sách trung ương, giảm khả năng đầu tư dứt điểm các công trình trọng điểm, mang tính đột phá đối với sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, do phạm vi nguồn lực chính quyền địa phương được hưởng, nhất là đối với các tỉnh, thành phố nhận số bổ sung từ ngân sách trung ương cũng như cơ chế phân cấp tương đối đặc thù (không phân chia theo sắc thuế mà phân chia theo tổng nguồn thu trên địa bàn) khiến vai trò của chính quyền địa phương trong việc quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi tương đối hạn chế. Trong khi đó, quy mô chi của ngân sách trung ương đang có xu hướng giảm dần và ở mức dưới 50% tổng chi NSNN.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi cơ chế phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi một số quy định của Luật NSNN về phân cấp ngân sách để tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, qua đó đảm bảo tỷ trọng thu ngân sách trung ương khoảng 60 - 65% tổng thu NSNN; số tăng thu chỉ sử dụng để giảm bội chi và hình thành một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi như giáo dục, y tế.
Để hạn chế những bất cập hiện nay, ông Võ Thành Hưng cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi cơ chế phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, khuyến khích tính chủ động sáng tạo và trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Về nguyên tắc, vẫn phải tập trung những nguồn thu lớn, quan trọng về ngân sách trung ương. Các địa phương tích cực khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu gắn với kinh tế địa phương, chủ động cân đối ngân sách. Để hoàn thiện cơ chế bổ sung ngân sách giữa các cấp ngân sách, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chí, các nguyên tắc về bổ sung có mục tiêu, hạn chế xin - cho.
Trong một nghiên cứu gần đây, ông Trương Bá Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cũng đưa ra một số khuyến nghị để khắc phục và xử lý những tồn tại trong vấn đề phân cấp ngân sách. Trong đó, cần thiết phải tăng cường tiềm lực tài khóa cho chính quyền địa phương trên cơ sở tiếp tục cải cách các chính sách thuế liên quan đến nhà, đất; các khoản phí, lệ phí phân cấp cho địa phương. Theo đó, Việt Nam có thể nghiên cứu việc thay thế thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng chính sách thuế tài sản phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đảm bảo tạo ra được các nguồn lực tài chính ổn định cho địa phương.
Theo ông Tuấn, kinh nghiệm của các nước cho thấy, trong quá trình phân cấp, nếu chỉ tập trung giải quyết nhiệm vụ thu mà bỏ qua nhiệm vụ chi thì sẽ khó đạt được hiệu quả và có thể gây nên gánh nặng chi tiêu quá lớn cho chính quyền trung ương. Việt Nam cần tiếp tục rà soát phương thức phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền, đảm bảo ngân sách trung ương được tập trung cho các nhiệm vụ chi quan trọng, thiết yếu, có tính chất liên vùng hay phạm vi quốc gia.
Tin liên quan
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt gần 70% dự toán
10:48 | 06/08/2024 Tài chính
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK