Kỳ vọng giữ ổn định lạm phát, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng
Tìm dòng vốn dài hạn, ổn định cho phát triển bất động sản | |
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng | |
Giữ ổn định tỷ giá để kiểm soát lạm phát và hạ lãi suất |
Biểu đồ: H.Dịu |
Đà tăng có xu hướng chậm lại
Nhìn vào kết quả của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) qua 3 tháng đầu năm có thể thấy, tốc độ tăng có xu hướng giảm dần, tháng 1 tăng 4,89%, tháng 2 tăng 4,31%, tháng 3 tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước, tính chung quý 1/2023 tăng 4,18%. Dù con số tăng trưởng này đang khá cao so với những năm trước, tuy nhiên, nhìn nhận trong bức tranh tăng trưởng chung của cả nền kinh tế trong nước và thế giới thì đây vẫn là một “điểm sáng”.
Theo các chuyên gia, CPI thường trái với quy luật tăng trưởng là quý sau cao hơn quý trước, hơn nữa CPI quý đầu năm luôn chịu nhiều áp lực nhất nên có thể kỳ vọng tình hình những quý sau sẽ khả quan hơn, giúp chỉ số lạm phát cơ bản được đi theo đúng hướng.
Đặc biệt, để góp phần kiểm soát lạm phát, từ năm 2022 đến nay, nhiều công cụ, chính sách hỗ trợ đã được ban hành và đang thẩm thấu vào nền kinh tế, trở thành bộ đệm để lạm phát có dư địa được kiểm soát phù hợp. Trong đó, chính sách tài khóa đã được phối hợp đồng bộ, linh hoạt với các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường, vừa hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản dồi dào đáp ứng được các nhu cầu thanh toán và ngoại tệ trong nước. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm, dù trong bối cảnh lãi suất tiếp tục tăng với việc nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới giữ quan điểm về thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng chỉ trong nửa cuối tháng 3, NHNN đã 2 lần "ngược dòng" điều chỉnh giảm với tổng mức giảm từ giảm 0,5-1,5% các loại lãi suất điều hành, giúp tác động đến mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong nước.
Theo dõi sát diễn biến thị trường, giữ vững mục tiêu đề ra
Báo cáo về công tác điều hành giá của Bộ Tài chính ước tính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều yếu tố đan xen làm tăng hoặc giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Ngoài ra, dù chỉ số CPI và lạm phát vẫn có dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, khi xét riêng nhiều chỉ số tác động đến hoạt động doanh nghiệp hiện nay thì vẫn cho thấy tầm quan trọng của vấn đề điều hành giữ ổn định lạm phát và giá tiêu dùng. Theo Tổng cục Thống kê, nhiều chỉ số giá liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp như sản xuất sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất dịch vụ, chỉ số giá dịch vụ vận tải, kho bãi; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất... trong quý 1 đều có mức tăng từ 0,4-7% so với quý trước và cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó, điều dễ nhận thấy đây đều là những ngành hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam, nên việc chỉ số giá sản xuất gia tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá sản phẩm đầu ra, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Điều này càng làm khó cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đơn hàng và nhu cầu thị trường giảm sút vì lo ngại suy thoái kinh tế.
Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, áp lực lạm phát cao làm giảm tiêu dùng tư nhân và giảm đầu tư trong nước do bất định tăng lên về tình hình kinh tế. Lạm phát trong nước gia tăng (dự kiến tăng lên mức 4,5% trong năm 2023 theo dự báo của WB) sẽ ảnh hưởng đến bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình.
Còn theo chuyên gia kinh tế TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viên trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM), lạm phát trên thế giới tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao và có khả năng kéo dài cho đến hết năm nay. Vì thế, chỉ số lạm phát tại Việt Nam có thể cao hơn là bình thường, ông Cung cho rằng, có thể nới rộng hơn mục tiêu kiểm soát lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng. Điều này rất quan trọng bởi lạm phát là cơ sở cho điều hành lãi suất và các chính sách vĩ mô.
Tuy vậy, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, sang quý 2/2023, nguồn cung các mặt hàng trong nước khá dồi dào, nhu cầu không cao, nên giá các mặt hàng này sẽ tương đối ổn định. Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ trong công tác điều hành của các bộ, ngành, thị trường sẽ không có hiện tượng tăng giá đột biến. Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, hay thậm chí dưới 4%, là hoàn toàn khả thi.
Nhưng TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) vẫn khuyến cáo không nên chủ quan với lạm phát trong những tháng tới, do còn nhiều nguy cơ gia tăng lạm phát như lương cơ bản sẽ tăng từ 1/7/2023, một số dịch vụ thiết yếu đang đề xuất tăng giá vào dịp cuối năm, dự báo sản xuất của doanh nghiệp sẽ phục hồi trở lại vào nửa cuối năm cũng sẽ tạo áo lực lên lạm phát... Do đó, ông Việt cho rằng các cơ quan quản lý phải có sự đánh giá, dự báo chính xác để có chính sách phù hợp.
Trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương kiên quyết điều hành giữ lạm phát theo mục tiêu đề ra, phấn đấu thấp hơn kế hoạch đề ra. Phía Bộ Tài chính đã kiến nghị cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu. Đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động chuẩn bị các phương án, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động và thời điểm phù hợp, tránh điều chỉnh đồng thời nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm…
Tin liên quan
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK