Kinh tế Việt Nam: Thoát khó từ nội lực
Nỗ lực ứng phó
Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam và bắt đầu tác động tiêu cực tới nền kinh tế, Chính phủ đã liên tục ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ người dân và đặc biệt là doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đó là, Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020, Nghị quyết 84/NQ-CP nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh dịch Covid-19. Cùng với đó là các nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, giảm thuế thu nhập DN; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế bảo vệ mội trường đối với nhiên liệu bay... Nhiều chính sách được ban hành kịp thời giúp tiếp sức cho nền kinh tế trước tác động của đại dịch. Đồng thời, ngành ngân hàng cũng thực hiện miễn giảm lãi suất cho DN gặp khó khăn do Covid.
Tốc độ tăng GDP các năm giai đoạn 2016-2020 |
Giữa đại dịch, người đứng đầu Chính phủ đã kêu gọi củng cố 5 mũi giáp công để khôi phục nền kinh tế gồm: Thu hút đầu tư tư nhân trong nước, thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công, khuyến khích tiêu dùng nội địa. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cần hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, tốt hơn nữa để vực dậy sức sống mãnh liệt của các thành phần kinh tế. Nhờ sự nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng DN, kết quả là quý 1 tăng trưởng GDP là 3,8%, sang quý 2 là 0,36%, bước sang quý 3 tốc độ tăng trưởng đã quay đầu với mức tăng 2,12%, quý 4 ước tăng 4,48% và cả năm ước tăng 2,91%. Tuy đây là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì đây là thành công lớn của Việt Nam. Mức tăng trưởng 2020 của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, mặc dù còn khó khăn, thách thức, song nhiều cơ hội vẫn đang rộng mở để Việt Nam có thể nắm bắt, vươn lên. Các cân đối vĩ mô quan trọng được giữ vững tạo điều kiện tốt để tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế. Các Hiệp định như Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là thời cơ tốt để thúc đẩy thương mại. |
Trên thực tế, nhiều ngành kinh tế sau khi sụt giảm đã có sự phục hồi và có đóng góp lớn giúp nền kinh tế tăng trưởng dương, cùng với đó, kinh tế vĩ mô vẫn giữ được sự ổn định. Đây được xem là thắng lợi “kép” của kinh tế Việt Nam trong năm 2020. Cụ thể, ngành công nghiệp, trụ cột tăng trưởng, sau khi sụt giảm mạnh vào tháng 4 ở mức hơn 10% đã khởi sắc trở lại. Đơn cử như ngành dệt may, việc thiếu đơn hàng khiến doanh thu và xuất khẩu của ngành dệt may giảm mạnh trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, các DN ngành này đã “lội ngược dòng” để không những trụ vững qua dịch mà còn tăng trưởng. Nếu như tháng 8 chỉ số sản xuất công nghiệp của dệt may giảm 7,2% thì đến tháng 11 phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng 3,6%. Kết quả này có được do các doanh nghiệp dệt, may đã tìm cách nắm bắt cơ hội trong thách thức, chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng với tình hình mới như sản phẩm bảo hộ lao động, sản phẩm phục vụ ngành y tế để phòng chống dịch bệnh.
Kích hoạt tiềm năng từ nội lực
Ngành nông nghiệp mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như đại dịch Covid-19; lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả 3 miền; dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn nên gây không ít khó khăn cho tái đàn, tăng đàn; cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát khi tổng đàn đang rất lớn. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2020 dự kiến tăng 2,75% so với năm 2019, trong đó nông nghiệp tăng 2,7%, lâm nghiệp tăng 2,4%, thuỷ sản tăng 3,3%. GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%. Theo Bộ NN-PTNT, năm 2020 kim ngạch XK toàn ngành đạt 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019, trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,54 tỷ USD, giảm 0,5%; thuỷ sản 8,47 tỷ USD, giảm 0,8%; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4%.
Giải ngân đầu tư công là điểm sáng so với năm ngoái mặc dù có thể không hoàn thành 100% kế hoạch. Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, chúng ta đang cố gắng giải ngân 90% vốn kế hoạch, trong khi đó vốn năm nay cao hơn năm ngoái 18%.
Xuất nhập khẩu đang tiến gần mốc 500 tỷ USD với xuất siêu đạt hơn 20 tỷ USD và là điểm sáng kinh tế của năm. Điều này được lí giải bởi nhờ có sự năng động, sáng tạo và linh hoạt của các DN trong chuyển đổi mặt hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Vốn FDI vào Việt Nam đến nay đã đạt hơn 26 tỷ USD. Theo các chuyên gia, sự ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư tin tưởng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn của Việt Nam. Kinh tế vĩ mô ổn định cũng kích thích đầu tư tư nhân trong nước thể hiện cụ thể qua số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới những tháng cuối năm rất ấn tượng. Tiêu dùng trong nước vẫn duy trì và tiếp tục tăng trưởng...
Nhiều tổ chức quốc tế trước đó đã dự báo tích cực về tăng trưởng của Việt Nam. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 có thể đạt 2,4%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,3% trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam “Điểm lại” của Ngân hàng Thế giới (WB) mới nhất còn dự báo Việt Nam tăng trưởng gần 3% trong năm 2020.
Điều này một lần nữa thể hiện sự ghi nhận của các chuyên gia, tổ chức quốc tế vào thành tựu phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK