Nhiều lợi thế để xuất khẩu của Việt Nam bứt phá trong năm 2021
Đà bứt phá của các doanh nghiệp thép | |
Có EVFTA nhưng xuất khẩu sang EU chưa bứt phá | |
Liên tục xuất siêu, doanh nghiệp nội bứt phá |
Xuất khẩu được coi là động lực tăng trưởng chính của kinh tế năm 2021. Xin cho biết đánh giá của ông về triển vọng của xuất khẩu trong năm tới?
- Xuất khẩu là một trong những điểm tích cực của năm 2020. Hiện xuất khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, đặc biệt xuất siêu hơn 18 tỷ USD. Đây là đóng góp rất lớn để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 2% trong năm nay, thể hiện khả năng duy trì năng lực sản xuất của Việt Nam nhờ dịch bệnh đang được không chế và trong bối cảnh một số nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam ở một số mặt hàng vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Về xuất khẩu năm 2021, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cầu của một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và ASEAN, đang chiếm tới gần 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu sự phục hồi của các thị trường này nhanh và mạnh như một số tổ chức quốc tế dự báo, Việt Nam có khả năng sẽ lấy lại được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao như năm 2019 và các năm trở về trước và sẽ có đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng GDP. Nhưng nếu các thị trường này phục hồi chậm, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới có thể vẫn đạt mức tăng trưởng dương nhưng sẽ không đạt mức cao như kỳ vọng để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6% trong năm 2021 như mục tiêu Chính phủ đề ra.
Tuy nhiên, chúng ta đang có nhiều lợi thế. Trước hết là năng lực sản xuất của Việt Nam đang được duy trì, các DN trong nước tiếp tục được đăng ký và dòng vốn đầu tư FDI vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam. Đây là những lợi thế để xuất khẩu của Việt Nam bứt phá trong năm 2021, khi thị trường toàn cầu được phục hồi thì Việt Nam sẽ đáp ứng được cầu đó rất nhanh và phục hồi mạnh mẽ so với các quốc gia khác.
Theo ông, bệ đỡ nông nghiệp cần phải được củng cố như thế nào trong năm 2021?
- Qua đại dịch Covid-19, nông nghiệp đã chứng tỏ là một bệ đỡ tốt cho nền kinh tế, vừa đảm bảo được an ninh lương thực, đồng thời vẫn cung cấp nguyên liệu cho nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Khu vực này vẫn tỏ rõ lợi thế thể hiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Nông nghiệp sẽ trở thành ngành có năng lực cạnh tranh lớn của Việt Nam do tính chất về địa lý, thổ nhưỡng và khả năng sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên để phát triển ngành nông nghiệp thì không thể tách rời với ngành công nghiệp. Phần lợi của sản xuất nông nghiệp chủ yếu nằm ở khâu sau, khâu chế biến, phân phối, dịch vụ... Do đó, cách tiếp cận của Việt Nam sẽ phải thay đổi, sẽ phải phát triển theo chuỗi, chứ không phải chỉ phát triển nông nghiệp đơn thuần. Chỉ chú trọng việc sản xuất nông nghiệp mà không gắn với phát triển thị trường, với sự hình thành chuỗi sẽ không tạo ra lợi thế riêng cho Việt Nam về lâu dài, không mang lại giá trị gia tăng cao nhất.
Để nông nghiệp thực sự trở thành trụ cột vững chắc của nền kinh tế, phát triển nông nghiệp phải đi đôi với phát triển các ngành hỗ trợ cho nông nghiệp như dịch vụ, hậu cần, phân phối, marketing, công nghiệp chế biến, máy móc...
Thưa ông, cần làm gì để động lực đầu tư công có thể bứt phá hơn trong năm 2021?
- Giải ngân đầu tư công đến thời điểm này nếu so với các năm trước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những chuyển biến rõ rệt nhất là nhận thức và cam kết trong việc giải ngân vốn đầu tư công, từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, các bộ, ngành, các ban quản lý dự án, các nhà thầu. Cam kết, phân định trách nhiệm đối với các đối tượng đã rõ ràng hơn và các cam kết đang dần được đẩy mạnh cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của việc giải ngân hết vốn đầu tư công đã có sự chuyển biến tích cực. Hy vọng năm 2021 tinh thần này sẽ được tiếp tục để giải ngân vốn đầu tư công sẽ được đẩy nhanh ngay từ những tháng đầu tiên của năm 2021, qua đó thúc đẩy tiến độ của cả năm.
Thứ hai, một loạt vướng mắc về những quy định cũng như cách thức triển khai từ trước đến nay đối với nguồn vốn này đã được điều chỉnh, từ việc xây dựng chủ trương đầu tư, xây dựng dự án, phân bổ vốn đầu tư, thủ tục giải ngân... Điều này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn từ trước đến nay trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công.
Bên cạnh đó, những giải pháp rất quyết liệt trong chuyển hình thức đầu tư hoặc cách thức để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đã linh hoạt, sáng tạo hơn so với những năm trước đây. Cùng với sức ép mạnh mẽ, kỳ vọng những chuyển biến này sẽ được tiếp tục vào năm sau để giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tăng cao hơn nữa...
Theo ông, cần làm gì để sự hỗ trợ DN đi vào thực chất giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn này để phát triển?
- Năm 2021 chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách mạnh mẽ hơn, bởi dù chỉ số tăng trưởng GDP có thể cao hơn một số quốc gia trong khu vực, nhưng chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn thua kém nhiều nước khác.
Việc hỗ trợ DN theo tôi có ba điểm cần lưu ý. Thứ nhất, phải xác định được những DN nào sẽ được hỗ trợ và cơ sở của việc hỗ trợ là gì. Với những DN chịu ảnh hưởng khách quan và có khả năng phục hồi thì chúng ta sẽ hỗ trợ, với mục tiêu đảm bảo để DN phục hồi trong khoảng thời gian nhất định. Thứ hai, dịch Covid-19 vừa qua cũng giống như một cuộc sàng lọc, phải chấp nhận một loạt DN sẽ không còn tiếp tục cuộc chơi. Đây cũng là điều bình thường bởi trong kinh tế thị trường, việc sàng lọc DN cho thấy có một số DN, ngành nghề đã không còn phù hợp, hoặc năng lực cạnh tranh hạn chế của DN. Thứ ba, cần kích thích một số nhóm DN có tiềm năng phát triển, đặc biệt là những DN có khả năng kéo theo sự phát triển của một loạt DN khác, như DN đổi mới sáng tạo, DN kinh tế số, DN nông nghiệp công nghệ cao, những DN mà nếu đầu tư cho họ, họ duy trì được thì sẽ kéo theo sự phát triển của các DN vệ tinh, các DN trong cụm liên kết ngành, hoặc cả một chuỗi giá trị. Cách tiếp cận này sẽ phù hợp hơn cho năm 2021.
Trân trọng cảm ơn ông!
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Trong chỉ đạo điều hành thời gian tới, Chính phủ cần ưu tiên mục tiêu ổn định, coi mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng cho mọi kế hoạch phát triển. Để thúc đẩy tăng trưởng ở mức cao trong khi vẫn bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô, giải pháp của mọi giải pháp vẫn là tiếp tục cải cách thể chế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và khơi thông các nguồn vốn đầu tư. Tôi đề nghị phải quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 3,4 nền kinh tế có môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh tốt nhất trong ASEAN. Chương trình rà xét, dỡ bỏ các quy định chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật về kinh doanh đã được Chính phủ khởi động cần được triển khai khẩn trương, quyết liệt hơn nữa. Ngoài ra, để đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới, chúng ta phải nhận diện đúng bản chất của làn sóng đầu tư này là làn sóng dịch chuyển của ngành công nghiệp hỗ trợ. Vì vậy, Chính phủ cần sớm xây dựng Dự luật về công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy ngành công nghiệp quan trọng này. Nếu không phát triển được công nghiệp hỗ trợ và vươn dần lên các phân khúc cao hơn trong các chuỗi cung ứng, thì dù chúng ta có thu hút được thêm hàng chục, hàng trăm tỷ USD FDI trong thời gian tới, nền kinh tế cũng sẽ không thể thoát được “kiếp” gia công, dựa vào lao động rẻ và bẫy thu nhập trung bình. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Để có sự thống nhất, tạo đà bứt phá, đưa nền kinh tế phát triển bền vững trong năm 2021 và những năm tiếp theo, tôi cho rằng cần phải có những cơ chế, giải pháp bổ sung. Thứ nhất, cần phải xác định lĩnh vực công nghiệp là mục tiêu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp đã có những bước đạt đỉnh cao. Tương lai muốn giàu có, thu nhập cao thì sản xuất công nghiệp là lĩnh vực quan trọng, phải quan tâm phát triển công nghiệp trong thời gian tới để làm cho nền kinh tế chúng ta của những thay đổi đột biến. Thứ hai là, cần phải bổ sung quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công giải pháp quy hoạch xét duyệt các dự án đầu tư một cách chặt chẽ, không dàn trải, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, đẩy nhanh hoàn thành công trình các dự án. Thứ ba, cần thực hiện mục tiêu không để tỉnh nào ở lại phía sau. Thực tế, các tỉnh, thành phố đã có cơ hội phát triển kinh tế, còn có nghị quyết, chế độ thực hiện mục tiêu riêng, có cơ hội thu hút vốn, DN, còn tỉnh nào đã khó khăn lại càng khó khăn trong thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn FDI. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội): Hiện nay, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã được dự thảo với mục tiêu tổng quát đặt ra là tập trung thực hiện kết quả mục tiêu “kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Đồng thời, một số chỉ tiêu cụ thể cũng đã được đưa ra, trong đó là tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%. Như vậy, so với kết quả dự kiến đạt được năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đang đặt ra ở mức khá cao. Tuy vậy, mức tăng trưởng của năm 2020 dù thấp thì việc đặt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% năm 2021 tôi cho là hợp lý và hoàn toàn có thể đạt được, bởi kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi. Tôi đề nghị cần phải cải thiện môi trường kinh doanh, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, rào cản cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng trong DN và người dân; hoàn thiện cơ chế để DN tư nhân tiếp cận bình đẳng với nguồn lực, nhất là về vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên… T.Nguyễn - H.Dịu (lược ghi ý kiến phát biểu tại Phiên thảo luận ở hội trường Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV về kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN ngày 3 và 4/11) |
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK