Khu kinh tế -thương mại đặc biệt Lao Bảo - “Đặc biệt” nhưng vẫn ì ạch
Cổng B-Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đìu hiu. Ảnh Quang Hùng |
Phát triển nhờ… cơ chế
Khác với nhiều địa bàn, sau 5 năm hoạt động với tên gọi Khu Thương mại Lao Bảo (Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg), năm 2005, khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo trở Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo (Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg). Đặc biệt bởi đây là khu vực cửa khẩu có vị trí chiến lược then chốt giữa Việt Nam và Lào, nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây EWEC với trục đường ngắn nhất đảm bảo giao thông liên tục từ nội địa Việt Nam đến Savanakhet.
Đặc biệt nữa đây là địa bàn có tổng diện tích lên tới 15.804 ha (gồm 5 xã và 2 thị trấn dọc Đường 9), có mô hình kinh tế tổng hợp, vừa có đặc điểm tính chất như khu công nghiệp, khu chế xuất, Khu KTCK và là "Khu phi thuế quan đặc biệt", được áp dụng cơ chế, chính sách thí điểm với mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Nhờ đó, đây là địa bàn được đánh giá đã tạo lập được hệ thống cơ sở hạ tầng được xem là đồng bộ nhất trong tất các Khu KTCK hiện nay. Điểm qua một vài con số để thấy sự đầu tư cũng như những kết quả mà Khu KTTM đặc biệt này đạt được. Khu vực này đã thu hút khoảng 1.663 tỷ đồng đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng. Trong đó ngân sách nhà nước đã bố trí 863 tỷ đồng cho 135 dự án cơ sở hạ tầng; vốn của doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xã hội hóa đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng: 500 tỷ đồng; Vốn ODA qua ADB và các tổ chức quốc tế khác: 200 tỷ đồng.
Từ con số 12 DN tham gia hoạt động năm đầu tiên thành lập (1998) đã có tới 400 DN đăng ký hoạt động tính đến năm 2019. Số liệu cập nhật đến năm 2019 đã có 63 dự án đăng ký đầu tư với tổng số là 3.720 tỷ đồng, (5 dự án FDI). 50 dự án đã đi vào hoạt động (vốn đầu tư là 3.384 tỷ đồng); 10 dự án đang triển khai xây dựng với số vốn đầu tư 336 tỷ đồng. Khi mới thành lập có 1.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động, cao điểm đã có 4.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động.
Thời kỳ 2006 - 2013 hoạt động thương mại dịch vụ đạt đỉnh cao, với tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu Lao Bảo tăng gấp 3,5 lần giai đoạn 2001-2005.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các DN trên địa bàn năm 2005 mới chỉ 208 tỷ đồng thì đến năm 2018 đạt gần 2.000 tỷ đồng (tăng 100 lần).
Hết ưu đãi, hết rực rỡ
Trung tuần tháng 7, phóng viên Tạp chí Hải quan đã có mặt tại Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo. Dưới cái nắng gay gắt của dải đất miền Trung, trước mắt chúng tôi là cảnh hoang tàn, vắng vẻ, khác xa với vẻ thường thấy của các khu kinh tế sầm uất, nhộn nhịp. Nằm nép bên Quốc lộ 9, cổng B dẫn vào Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo, cùng khu nhà làm việc đã bị bỏ hoang, cỏ cây che khuất. Bên trong khu vực này chỉ còn gạch, đá nằm ngổn ngang, trên tường được phủ lớp bụi dày. Chỉ có một phần diện tích phía ngoài đã bị lấn chiếm để làm nơi tập kết hàng hóa, phương tiện.
Thị trấn Lao Bảo, nơi được xem là trung tâm của Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo, vốn nhộn nhịp người mua bán, nay vắng hoe, u ám đến nao lòng. Hệ thống siêu thị, cửa hàng miễn thuế mọc lên san sát thủa nào, nay đã im ỉm đóng cửa, đổi chủ, đổi mục đích kinh doanh, ngừng hoạt động. Đi sâu vào cánh gà cửa khẩu quốc tế Lao Bảo là các dãy nhà xưởng, nhà kho được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng cũng chỉ để cho cỏ dại mọc, thậm chí mất công năng sử dụng.
Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo cho biết, trong số hàng chục doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu được thành lập kể từ khi Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo “khai sinh” đến nay số doanh nghiệp còn hoạt động chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.
Nếu như giai đoạn 1998- 2005, Khu KTTM Lao Bảo đã có sự phát triển rực rỡ, thì đến thời kỳ 2014 – 2018 hoạt động giao thương nơi đây bắt đầu giảm sút. Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch XNK qua cửa khẩu Lao Bảo giảm rõ rệt. Năm 2014 đạt 398 triệu USD; năm 2015 đạt 181 triệu USD; Năm 2016 đạt 137 triệu USD; Năm 2017 đạt 180 triệu USD và năm 2018 ước đạt 280 triệu USD.
Một trong những lý do quan trọng tác động mạnh đến sự phát triển của Khu KT-TM Lao Bảo là do “hết chính sách ưu đãi” đặc biệt.
Năm 2013, Thủ tướng ban hành Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg quy định cơ chế chính sách tài chính đối với Khu KTCK, cũng giống như Khu KTCK Cầu Treo (Hà Tĩnh) một số chính sách ưu đãi đặc biệt tại Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo bị cắt giảm. Đặc biệt sau năm 2016, thời điểm Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (số 107/2016/QH13) có hiệu lực, nơi đây không có hàng rào cứng, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải xóa bỏ Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo.
Ngoài ảnh hường của việc cắt giảm cơ chế chính sách của Việt Nam, Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo cũng chịu ảnh hưởng của sự thay đổi cơ chế chính sách của Lào cộng thêm sự suy thoái chung của khu vực đã làm giảm nhiều khả năng thu hút đầu tư vào địa bàn, nhiều dự án đầu tư phải chuyển nhượng hoặc chuyển mục tiêu đầu tư, SXKD.
Cần mô hình mới cho thời kỳ mới
Thực tế trên địa bàn Khu KT-TM Lao Bảo, không phải DN nào cũng gặp khó khăn, chết yểu khi chính sách ưu đãi không còn. Có thể kể đến 2 DN FDI là Công ty TNHH Cao su Camel Việt Nam và Công ty TNHH Chaichareon Việt Thái đầu tư vào sản xuất thay vì trông vào buôn bán thương mại đơn thuần.
Chia sẻ với phóng viên, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Cao su Camel Việt Nam Supawat Klangklang cho biết, từ năm 2005 đến nay, các nhà máy của công ty hoạt động sản xuất ổn định, đáp ứng nhu cầu việc làm cho hơn 500 lao động. Sản phẩm không chỉ phân phối cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số quốc gia.
Hay như Công ty TNHH Chaichareon Việt Thái, một trong số các DN đầu tiên đến đầu tư trong Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo. “Nhập khẩu nguyên liệu đầu tư sản xuất, sản phẩm nước tăng lực mang thương hiệu Supper Horse dần có chỗ đứng trong người dùng Việt Nam, là bí quyết để DN hoạt động ổn định trong suốt 20 năm qua”, ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó Tổng Giám đốc tiết lộ.
Được biết, UBND tỉnh Quảng Trị đang gấp rút lấy ý kiến các sở, ban ngành về Đề án Phát triển Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo (Việt Nam)- Densavanh (Lào). Theo đó, tỉnh Quảng Trị đề xuất xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Densavanh dựa trên mô hình “Hai nước một khu kinh tế” có chung cơ chế, chính sách và quản lý vận hành; có các chính sách ưu đãi đặc biệt với nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng sự độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Kỳ vọng ADB tiếp tục hỗ trợ kinh phí trong việc nâng cấp Quốc lộ 9 giai đoạn 3; phối hợp với JICA tài trợ vốn để xây dựng tuyến đường sắt Đông Hà – Lao Bảo kết nối với tuyến đường sắt Densavanh - Savanakhet – Viên Chăn, hình thành tuyến đường sắt song song với quốc lộ trên tuyến Hàng lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) là nhưng yếu tố thuận lợi giúp Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo phát triển trong giai đoạn tới.
(Kỳ 3: Tầm nhìn và sự ưu tiên)
Tin liên quan
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK