Giảm gánh nặng nợ vay
Cho vay mua nhà tại nhiều ngân hàng tăng cao | |
Trích lập dự phòng rủi ro để xóa nợ, ngân hàng vẫn đẩy mạnh thu hồi nợ | |
Ngân hàng tăng mạnh “bộ đệm” cho xử lý nợ xấu |
Giảm nợ vay sẽ giúp DN vơi bớt gánh nặng trong thời gian dịch bệnh. Ảnh: ST |
Dồn lực trả nợ
Ấn tượng nhất về nỗ lực trả nợ từ đầu năm đến nay phải kể đến Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021, tổng dư nợ vay tại thời điểm cuối tháng 6/2021 là gần 8.300 tỷ đồng, giảm gần 10.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn giảm mạnh từ 8.772 tỷ đồng xuống còn 1.485 tỷ đồng; dư nợ vay dài hạn cũng giảm 27%, xuống còn 6.794 tỷ đồng.
NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021. Theo đó, thời gian cơ cấu nợ sẽ được kéo dài đến 30/6/2022 thay vì 31/12/2021. Thời gian thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng cũng được kéo dài tương tự. |
Trong đó, HAG đã tất toán xong khoản nợ 5.123 tỷ đồng của Công ty CP Nông nghiệp Trường Hải; 1.231 tỷ đồng khoản vay dài hạn tại Ngân hàng BIDV và hai khoản vay ngắn hạn tại HDBank và TPBank với tổng dư nợ 1.200 tỷ đồng. Trong thư gửi cổ đông mới đây, Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức cho biết, việc tái cơ cấu tài chính của công ty đã hoàn thành về cơ bản, tình hình nợ của tập đoàn đã giảm đáng kể. Hiện chỉ còn chủ yếu khoản nợ trái phiếu BIDV và tập đoàn đã có kế hoạch thanh lý một số tài sản không tạo ra lợi nhuận, tập trung thu hồi nợ từ các bên liên quan và sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn tất trả nợ trái phiếu này trước cuối năm 2025.
Cụ thể, theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, khoản nợ trái phiếu BIDV trị giá 5.876 tỷ đồng có thời hạn tất toán vào 30/12/2026. Bên cạnh đó còn có 2 khoản nợ trái phiếu của TPBank và Công ty Chứng khoán ACB có trị giá 350 tỷ đồng và 300 tỷ đồng, thời hạn tất toán lần lượt là 28/10/2024 và 18/6/2023.
Mới đây, Công ty CP Bất động sản Phát Đạt (PDR) cũng công bố, tính đến ngày 10/7, tổng nợ vay của DN chỉ còn dưới 1.260 tỷ đồng. Trong quý 2/2021, PDR đã tất toán 1.283 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, bao gồm 521 tỷ đồng vay Quỹ Vietnam New Urban Center LP, 350 tỷ đồng vay ngân hàng, tổ chức trong nước, mua lại 405 tỷ đồng trái phiếu và hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với toàn bộ số trái phiếu đã phát hành trong năm 2019-2020… Kết quả, các khoản vay ngắn hạn của PDR giảm xuống còn khoảng 350 tỷ đồng tại thời điểm ngày 10/7. Đối với vay dài hạn, dư nợ tại ngày 10/7/2021 là 905 tỷ đồng, trong đó 680 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2021, số còn lại là vay đầu tư xây dựng trụ sở văn phòng công ty.
PDR cũng cho biết, trên báo cáo tài chính của công ty có các khoản phải trả dài hạn 5.547 tỷ đồng liên quan đến hai dự án đã chuyển nhượng là The EverRich 2 và The EverRich3, thực chất đây không phải là khoản nợ của PDR, bởi hai dự án này công ty đã chuyển nhượng, nhận đủ tiền và bàn giao toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi cho đối tác để tiếp tục đầu tư, kinh doanh từ năm 2019. Sau khi các thủ tục pháp lý hoàn tất theo quy định của pháp luật, khoản tiền này sẽ được ghi nhận vào doanh thu, đồng thời các dự án The EverRich 2 và The EverRich 3 cũng không còn nằm trong cơ cấu hàng tồn kho cũng như nợ phải trả của PDR.
Đối với Tập đoàn Cao su Việt Nam cũng đã giảm được 1.513 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 552 tỷ đồng nợ vay dài hạn; tổng nợ vay của Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC) cũng giảm được 580 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 11% so với đầu năm, xuống còn 4.538 tỷ đồng; Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) giảm 21% tổng nợ vay so với đầu năm, xuống mức 2.205 tỷ đồng…
Dù phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch bệnh, việc các DN tất toán những khoản nợ lớn cho thấy những nỗ lực rất lớn trong việc lành mạnh hóa tài chính. Qua đó giúp kéo giảm đáng kể chi phí lãi vay cho DN.
Cụ thể, trong quý 2/2021, chi phí lãi vay của HAG đã giảm 60 tỷ đồng so với quý 2/2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, chi phí lãi vay giảm tổng cộng 127 tỷ đồng. Điều này đã góp phần giúp kết quả kinh doanh của công ty cải thiện đáng kể với mức lãi ròng 18 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới gần 1.400 tỷ đồng. Tương tự, chi phí lãi vay của HBC cũng giảm 15 tỷ đồng, của Tập đoàn Cao su Việt Nam giảm 155 tỷ đồng…
Ngân hàng cam kết cắt giảm lãi vay
Thời gian tới, dự báo chi phí lãi vay của các DN sẽ được nhẹ gánh thêm nhờ các chính sách hỗ trợ, giảm lãi suất của ngành ngân hàng nhằm hỗ trợ DN bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, trong năm 2020, lãi suất toàn hệ thống ngân hàng giảm trung bình khoảng 1,2 - 1,5%/năm. Trong 7 tháng đầu năm 2021, lãi suất tiếp tục giảm thêm khoảng 0,5%. Chưa dừng lại ở đó, mới đây, 16 ngân hàng cam kết cắt giảm hơn 20.000 tỷ đồng lãi vay để thực hiện giảm tiếp lãi suất cho các đối tượng.
Điển hình, BIDV giảm 0,5 - 1,5%/năm lãi suất cho vay VND đối với dư nợ hiện hữu phát sinh đến ngày 15/7 đối với các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do dịch Covid-19; đồng thời triển khai gói tín dụng mới với quy mô 30.000 tỷ đồng với mức giảm lãi suất lên đến 1,5%/năm so với lãi suất thông thường. BIDV dự kiến tổng ngân sách hỗ trợ đợt này ở mức 1.000 tỷ đồng. Trước đó, trong 7 tháng đầu năm 2021, BIDV cũng đã hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng DN tại 19 tỉnh thành phố phía Nam khoảng 500 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn lực BIDV dành để hỗ trợ khách hàng trong năm 2021 dự kiến là 1.500 tỷ đồng.
Vietcombank cũng đang triển khai chính sách giảm lãi suất 0,5 - 1%/năm cho các khách hàng bị ảnh hưởng dịch từ 15/7 đến hết năm 2021, quy mô hỗ trợ là 1.800 tỷ đồng. Thêm vào đó, từ 18/8, ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất vay từ 0,3-0,5% cho khách hàng tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Các ngân hàng khác như VPBank, ACB, Techcombank… cũng đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất với mức giảm từ 0,5 - 1,5%/năm dành cho các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới của khách hàng DN.
Để đảm bảo việc thực hiện giảm lãi suất của các ngân hàng, NHNN đã ban hành công văn khẳng định sẽ giám sát việc thực hiện cam kết giảm lãi suất, giảm phí của các ngân hàng, đồng thời xem xét chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng vào năm 2022.
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK