Doanh nghiệp chú trọng xây dựng thương hiệu bên cạnh gia tăng lợi nhuận
Khách quốc tế tham quan gian hàng quảng bá cà phê Việt Nam. Ảnh: CTV |
Nhiều cơ hội mới
Thời gian qua, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, thiếu đơn hàng và thiếu thị trường khiến cộng đồng DN phải cạnh tranh gay gắt. Trong đó, câu chuyện thương hiệu chính là yếu tố quan trọng để DN có thể vững chân ở thương trường.
Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, thương hiệu chính là cái “giá” mà đối tác, khách hàng, người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm. Rất nhiều DN Việt Nam hiện nay có những thương hiệu giá trị như vậy. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, thương hiệu chính là diện mạo của DN. “Hình bóng thương hiệu trên trường quốc tế là rất quan trọng, bởi đằng sau là sức sáng tạo, công nghệ... Trong xây dựng thương hiệu, nếu chúng ta xuất khẩu được sang một nước phát triển, thị trường khó tính, đòi hỏi cao mà ta xuất khẩu được bền vững thì đây là thước đo chứng tỏ được năng lực, chất lượng, tên tuổi của DN”, TS Võ Trí Thành khẳng định.
Đặc biệt, trên sân chơi toàn cầu, thương hiệu không còn chỉ là phương tiện để thúc đẩy, hỗ trợ bán hàng mà thực sự là một tài sản có giá trị, có thể định giá, thậm chí được định giá hàng tỉ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã dần bắt kịp với xu thế toàn cầu, đầu tư vào giá trị vô hình trong doanh nghiệp, tiêu biểu là giá trị thương hiệu để từ đó góp phần đáng kể trong việc gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Chia sẻ về câu chuyện xây dựng thương hiệu, ông Gruber Alexander Lukas, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ rang xay chuyên nghiệp Sài Gòn, đại diện thương hiệu Alambe' Finest Vietnamese Coffee cho rằng, Việt Nam nổi tiếng với cà phê số lượng lớn, giá rẻ. Do đó, cần đầu tư xây dựng thương hiệu, tạo nên chất lượng độc đáo, phân loại cà phê thành các hạng tốt, thượng hạng, tiêu chuẩn… Chỉ như vậy xuất khẩu cà phê mới có giá trị gia tăng. Theo đó, DN đã đầu tư cà phê rang xuất khẩu, cà phê cao cấp ALAMBE, tạo giá trị gia tăng thông qua việc cá nhân hóa cà phê cộng với việc rang và đóng gói tại Việt Nam. Tăng tiêu dùng nội địa, tạo thêm giá trị bằng cách tạo ra một loại cà phê địa phương.
Coi thương hiệu là vũ khí chiến lược
Ở một khía cạnh khác, chiến lược khác biệt hóa chính là một công cụ quan trọng để khẳng định thương hiệu của DN. Theo các chuyên gia, chiến lược khác biệt hóa là một phương pháp xây dựng thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của DN so với đối thủ cạnh tranh. Việc tạo ra một chiến lược khác biệt hóa nhằm mục đích định vị một chỗ đứng riêng trong tâm trí khách hàng, thu hút và giữ chân khách hàng, bằng cách cung cấp cho họ những giá trị và trải nghiệm khác biệt.
Chia sẻ với phóng viên, ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc CVI Pharma cho biết, trên sân chơi toàn cầu, DN Việt không thể tập trung cạnh tranh về giá hay quy mô sản xuất mà phải tập trung vào câu chuyện thương hiệu, thế mạnh về sản vật đặc trưng như cây cỏ, thảo dược, văn hoá. Vì khách hàng quốc tế hiện quan tâm nhiều về yếu tố cộng đồng văn hoá bản địa tạo ra chính sản phẩm đó đặc biệt ra sao và việc bán sản phẩm này tác động ra sao tới đời sống của họ. “Hiện CVI Pharma đã đầu tư công nghệ sản xuất đạt chuẩn của hầu hết các nước khó tính như Mỹ, EU. Tuy nhiên khi xuất khẩu rộng khắp thế giới buộc doanh nghiệp phải thiết kế lại, đầu tư R&D (nghiên cứu và phát triển) lại sao cho phù hợp với tiêu chuẩn khắt khe của từng thị trường. Hệ quản lý chất lượng, hậu kiểm phải siết chặt hơn”, ông Hiệu chia sẻ.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, xây dựng và phát triển thương hiệu là một bước quan trọng, và cần có một lộ trình để phát triển thương hiệu một cách bền vững. Đây chính là nỗ lực của chúng tôi trong những năm vừa qua để làm sao các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận thức được câu chuyện xây dựng thương hiệu và có thể sử dụng những công cụ, công nghệ, giải pháp tiên tiến từ Amazon để phát triển một chiến lược xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả và dài lâu.
Trong 5 năm qua, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình Brand Registry của Amazon tăng gấp 35 lần. Điều này cho thấy sự nhìn nhận nghiêm túc của các doanh nghiệp trong câu chuyện xuất khẩu online qua Amazon. Không chỉ là câu chuyện bán sản phẩm, vận hành, hay làm sao tối ưu doanh thu mà phải đạt được câu chuyện xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, sức cạnh tranh trong xuất khẩu online cũng vô cùng lớn. Dẫn chứng, trên Amazon có nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ đến từ Ấn Độ, Thái Lan và hoạt động rất hiệu quả. Bởi các DN đó có kinh nghiệm lâu năm bán hàng trên Amazon nên thủ tục đưa sản phẩm lên sàn rất chuẩn và nhanh chóng, sản lượng đơn hàng cung ứng tốt, giá thành tốt cộng với mẫu mã đa dạng bắt mắt.
Bởi vậy, các DN cần coi thương hiệu là một vũ khí chứ không chỉ là công cụ. Chỉ khi sở hữu vũ khí đó, DN mới có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các DN và thương hiệu khác.
Tin liên quan
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
10:36 | 13/11/2024 Hải quan
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hà Nội hợp tác cùng doanh nghiệp thúc đẩy xuất nhập khẩu
07:59 | 13/11/2024 Hải quan
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM
19:34 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái
15:26 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"
15:14 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát 13 năm tiếp lửa đam mê cho các tài năng đạt giải Quả Cầu Vàng
15:05 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
10:10 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3A Logistics và sứ mệnh đồng hành cùng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế
09:00 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”
07:34 | 11/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng với môi trường đa văn hoá khi kinh doanh toàn cầu
21:42 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho nhân lực bán dẫn vi mạch từ làn sóng mở rộng đầu tư
08:21 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng bảng giá đất mới làm gia tăng chi phí thuê đất của doanh nghiệp
17:08 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
17:04 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"
13:21 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan