Xanh hóa tạo lợi thế cạnh tranh và bền vững cho doanh nghiệp
Hệ thống năng lượng đang có xu hướng chuyển từ hóa thạch sang tái tạo. Ảnh: ST |
Lợi thế để doanh nghiệp thực hiện
Tại Việt Nam, giảm phát thải carbon là mục tiêu quan trọng được Chính phủ, Nhà nước quan tâm và đang được thúc đẩy mạnh mẽ sau Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozon, cam kết về phát thải ròng bằng 0 tại COP26, COP27 hay mới đây nhất tại COP28. |
Tại hội thảo “Hành trình hướng tới bền vững và trung hòa Carbon trong sản xuất” diễn ra ngày 29/5, ông Đặng Bùi Khuê, Giám đốc sáng tạo, quản lý phát triển bền vững và đánh giá bên thứ hai (Bureau Veritas Việt Nam) cho biết, các doanh nghiệp sản xuất đã và đang phải chịu nhiều áp lực trực tiếp từ nhiều quy định thế giới như: cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu của EU, thỏa thuận xanh châu Âu…
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là giải pháp song hành chuyển đổi quan trọng nhất. Muốn xanh phải dùng số, không có số thì không thể chuyển nhanh. Nếu không dùng công nghệ xanh sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, tài nguyên và hủy hoại trái đất.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam cho biết: “Chính phủ cam kết rất mạnh mẽ về NETZERO. Các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu đã bắt đầu áp dụng Cơ chế điều chỉnh Carbon- những rào cản, tiêu chuẩn về Chuyển đổi xanh, về ESG đối với các hàng hóa, dịch vụ, giải pháp nhập khẩu. Ngay cả các doanh nghiệp công nghệ, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho Nhật, châu Âu, cũng đã bắt đầu phải khai báo, đáp ứng những tiêu chuẩn về ESG cho đối tác hàng năm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ ngoài việc phải triển khai chuyển đổi số- chuyển đổi xanh, thực hành ESG cho mình, còn gánh thêm trọng trách, nỗ lực hỗ trợ khách hàng chuyển đổi. Theo các chuyên gia, xu hướng chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, gắn với chuyển đổi số được chú trọng truyền tải từ kiến thức cơ bản, đến những tiêu chuẩn, đo lường, và hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ ESG (môi trường-xã hội-quản trị) được đặc biệt thông tin đậm nét.
Thực tế cho thấy, tăng trưởng xanh là quá trình cơ cấu lại các hoạt động kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hài hòa với các mục tiêu bền vững môi trường và công bằng xã hội. Muốn thực hiện, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cùng lúc phải thực hiện cả hai sự chuyển dịch, gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để đáp ứng đồng thời yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế trong xu hướng phát triển mới. Đây cũng là xu thế “chuyển đổi kép” đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Ông Wu Jung Pin, Tổng giám đốc Công ty Cheng Loong Bình Dương Paper (Bình Dương) cho biết, cùng với xu hướng “tiêu dùng xanh” doanh nghiệp đã và đang nỗ lực chuyển đổi “sản xuất xanh”, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn để sản phẩm của mình đáp ứng được các yêu cầu xanh hóa của thị trường và khách hàng. Theo đó, doanh nghiệp quyết định đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương. Theo yêu cầu của chính quyền địa phương, doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất và tiêu thụ tài nguyên dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn, thu hồi giấy phế liệu để tái sản xuất, thông qua quy trình sản xuất xanh và carbon thấp để giúp giấy trở thành vật liệu đóng gói xanh. Doanh nghiệp đã rót vốn hơn 1 tỷ USD để đáp ứng mục tiêu của quy trình xanh hóa.
Cần nhiều trợ lực
Bên cạnh những cơ hội và lợi ích, xanh và số cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn cho doanh nghiệp, thực hiện thành công trở thành giải pháp tối ưu cho bài toán khó này. Hơn nữa, khó khăn về việc tiếp cận tài chính, công nghệ và chuyên môn cũng trở thành một thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư vào các hoạt động chuyển đổi xanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong những lí do quan trọng đang “giữ chân” doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi này chính là sự thiếu hụt về dữ liệu hiện trường. Điều này khiến họ khó khăn trong việc đánh giá rủi ro và tiềm năng của các dự án, kế hoạch “xanh hoá” của doanh nghiệp.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Kiều Văn Mát, Chủ tịch HĐQT CTCP Sông Đà Cao Cường cho biết, sự chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng năng lượng bền vững sẽ làm giảm quá trình biến đổi khí hậu, tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo.
Đại diện doanh nghiệp này đề xuất Chính phủ tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và ứng dụng vật liệu xây dựng xanh; tạo cơ chế phù hợp để vật liệu xây dựng xanh dễ dàng đến với người tiêu dùng, các chủ đầu tư, nhà thầu, các dự án. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vật liệu xây dựng xanh và lợi ích mà chúng mang đến cho chủ đầu tư, người sử dụng nói riêng và toàn xã hội nói chung, để thay đổi thói quen trong việc sử dụng vật liệu xây dựng.
“Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm, hướng dẫn sử dụng và định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh; sớm hoàn thiện các quy trình đánh giá, các tài liệu, công cụ hướng dẫn để doanh nghiệp tiếp cận được với tín chỉ cacbon và các lợi ích mà kinh tế tuần hoàn mang lại. Cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tới các nguồn vốn tín dụng xanh, nguồn vốn ưu đãi trong nước và quốc tế”, ông Kiều Văn Mát kiến nghị.
Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), tham gia tuyên bố chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), cam kết thu hút các dòng tài chính xanh để phát triển năng lượng tái tạo, phát triển carbon thấp...
Để thực hiện các cam kết này, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện các giải pháp bằng các hành động thiết thực nhằm tạo lập môi trường chính sách thuận lợi hơn cho doanh nghiệp như: phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”, mở rộng danh mục đầu tư xanh và giảm phát thải khí nhà kính đối với các khoản đầu tư, tài chính trợ vốn...
Tin liên quan
“Xanh hóa” ngành dệt may, da giày: Động lực từ những thách thức
11:51 | 30/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc trên “đường đua xanh”
09:34 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gắn phát triển hạ tầng với chuyển dịch năng lượng: Hướng đi bền vững
16:10 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống Tập đoàn GELEX có 4 Thương hiệu quốc gia 2024
09:14 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
IPPG “bắt tay” với Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc hút khách mua sắm
08:53 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK