Dệt may, da giày có hết chật vật trong nửa cuối năm?
Cả năm nay xuất khẩu dệt may có thể đạt 34 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Bộ Công Thương, tính từ đầu năm đến hết tháng tháng 6, sản xuất dệt may tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 11,5%). Sản xuất trang phục giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8%).
Do ảnh hưởng của dịch Covid, trong 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may gặp nhiều khó khăn vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán. Lượng đơn hàng bị hủy, hoãn chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian tháng 5, tháng 6.
Câu chuyện của ngành da giày trong nửa đầu năm cũng không mấy khả quan. Tính chung nửa đầu năm, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 8,5%).
Tương tự dệt may, ngành hàng này cũng chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 6 tháng đầu năm giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
“Các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn kép từ cả hai phía là thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu bị gián đoạn tại các thị trường xuất khẩu chính nhất là thị trường Mỹ, châu Âu. Điều này dẫn đến kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm sâu so với cùng kỳ năm trước”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Đến nay, trước những thành công đạt được từ công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam, cộng thêm các cam kết cắt giảm thuế quan ngay khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sắp có hiệu lực sẽ là đòn bẩy quan trọng để thu hút đơn hàng xuất khẩu giày dép từ thị trường châu Âu.
Do đó, Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép trong quý 3 và quý 4/2020 sẽ đạt mức tăng trưởng trở lại. Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội để có thêm khách hàng, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu ngay khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế tại các thị trường xuất khẩu chính.
Với dệt may, trong bối cảnh khó khăn vừa qua, các doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi quy trình sản xuất, chuyển đổi sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh.
Cụ thể như, khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp..., doanh nghiệp chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống..., đồng thời sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ trong nước và xuất khẩu.
Đến cuối quý 2/2020, các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu) đã nới lỏng chính sách giãn cách xã hội, vì vậy nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng dần.
Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu được hàng hóa theo các đơn hàng đã ký trước đây. Theo chu kỳ hàng năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may tại các dịp lễ, tết, Giáng sinh tăng cao.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về con số xuất khẩu dệt may cụ thể trong năm nay, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, kịch bản khả quan là xuất khẩu dệt may đạt 33-34 tỷ USD, giảm 15%-16% so với năm trước; kịch bản thấp nhất là xuất khẩu dệt may đạt 30-31 tỷ USD, giảm 30% so với năm trước.
Còn theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trị giá xuất khẩu dệt may cao nhất có thể đạt được trong năm nay là khoảng 34 tỷ USD (trong khi mục tiêu đặt ra là 40-42 tỷ USD).
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Xanh hóa” ngành dệt may, da giày: Động lực từ những thách thức
11:51 | 30/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc trên “đường đua xanh”
09:34 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK