Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 3: "Khoác áo" công nghệ mới cho nông sản
Những lô vải tươi đầu tiên XK thành công sang Nhật đã được đánh giá chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Hái "trái ngọt" trên đất Nhật bằng công nghệ mới
Mùa dịch Covid-19 năm nay, giữa những tín hiệu không mấy khả quan trong XK nông sản nói chung khi hàng loạt mặt hàng tỷ USD bị sụt giảm nghiêm trọng trị giá XK, khó khăn thị trường diễn ra liên tiếp nhiều tháng, điểm sáng dễ nhận thấy nhất chính là câu chuyện lần đầu tiên vải thiều tươi của Việt Nam được XK thành công vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Nhật Bản.
Sau bao nỗ lực, ngày 21/6/2020, 2 lô vải đầu tiên của Công ty XK Ameii (trọng lượng 1.075 kg) và Công ty Chánh Thu (trọng lượng 1.000 kg) đã "cháy hàng" tại thị trường Nhật Bản ngay sau khi vừa đến thị trường này vào ngày 20/6. Mức DN bán sỉ cho các siêu thị tại Nhật Bản dao động từ 8-12 USD/kg. Trong khi đó, giá vải thiều thu mua tại thời điểm đó là 38.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu của phóng viên, điểm mấu chốt nhất trong việc đưa được vải thiều tươi XK sang Nhật Bản thành công trong vụ vải năm nay là Việt Nam đã thiết kế thành công hệ thống xử lý, khử trùng vải thiều bằng Methyl Bromide, hệ thống có khả năng làm sạch 100% các đối tượng dịch bệnh. Dây chuyền xử lý này được Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NNPTNT nghiên cứu, hoàn thiện ngay trong mùa Covid-19, là một chamber (buồng) khử trùng thương mại đầu tiên được thiết kế theo yêu cầu từ phía Nhật Bán, trên cơ sở bám sát các đặc tính của quả vải thiều.
"Thông thường, đối với những loại trái cây khác sẽ tiến hành theo lối xử lý bảo quản, sau đó xử lý côn trùng và đưa đi xuất khẩu nhưng với trái vải, việc xử lý khử trùng bằng Methyl Bromide sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của trái vải nên buộc phải khử trùng trước, rồi mới nghiên cứu bảo quản để giữ được màu sắc tươi hồng của trái vải sau xử lý. Được biết, các cán bộ của Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch đã phải mất một tháng để xử lý bảo quản vải thiều sau khử trùng bằng một chất hoàn toàn hữu cơ do Viện nghiên cứu và đã ứng dụng trên nhiều loại trái cây khác.
Ở góc độ DN, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu cho hay, trước khi XK lô đầu tiên, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị do đi lại khó khăn làm cho DN thấp thỏm, lo lắng không yên. Tuy nhiên, cán bộ của Bộ NN&PTNT, Cục Bảo vệ thực vật, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, UBND tỉnh Bắc Giang… đã cùng DN cố gắng làm việc không ngơi nghỉ, thậm chí không nghỉ cuối tuần để chuẩn bị mọi thứ cần thiết kịp tiến độ.
“Chúng tôi được hỗ trợ công nghệ bảo quản từ Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cùng bí quyết riêng nên có thể bảo quản trái vải tươi theo quy định của thị trường Nhật từ 21-30 ngày. Mục tiêu của DN với thị trường Nhật là từng bước xây dựng hình ảnh và thương hiệu trái vải Việt Nam”, bà Vy nói.
Thành công từ áp dụng công nghệ bảo quản tươi lâu ngày
Cũng là vải thiều tươi XK, câu chuyện của Công ty Vina T&T Group lại càng củng cố thêm niềm tin chỉ cần nỗ lực cố gắng, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu thì dù là thị trường nào, khó tính đến đâu nông sản Việt cũng có thể chinh phục.
Cuối năm 2014, Bộ Nông nghiệp Mỹ chính thức cấp phép cho vải thiều tươi Việt Nam được XK vào Mỹ. Như vậy, vụ vải thiều năm 2015 là năm đầu tiên vải Việt chính thức lên đường đi Mỹ. Tuy nhiên, vài năm gần đây, XK vải thiều vào Mỹ vẫn còn khá hạn chế.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, DN đứng "top" đầu trong XK trái cây đi Mỹ hiện nay chia sẻ, năm 2019, DN này cũng chỉ đưa được 1 tấn vải sang Mỹ nhưng không thành công. Lý do được lãnh đạo Vina T&T Group đưa ra là Việt Nam chưa có công nghệ bảo quản, quả vải từ khi hái đến lúc hỏng chỉ từ 7-10 ngày. DN phải đưa hàng từ vùng nguyên liệu phía Bắc vào nhà máy sơ chế, đóng gói, chiếu xạ phía Nam bằng máy bay rồi tiếp tục đưa hàng sang Mỹ cũng bằng máy bay khiến giá thành đội lên rất cao, kém cạnh tranh tại Mỹ.
Bước sang năm 2020, câu chuyện đã khác đi khá nhiều. "Sau nhiều năm tìm kiếm, thử nghiệm, năm nay Vina T&T Group tự tin với công nghệ bảo quản vải tươi kéo dài đến 45 ngày nên có thể yên tâm đưa hàng vào Nam bằng đường bộ, xử lý rồi xuất sang Mỹ bằng tàu biển với giá cước chỉ bằng 1/36 đường hàng không", ông Tùng cho hay.
Ngoài việc nỗ lực đáp ứng yêu cầu để thúc đẩy XK trái cây tươi sang các thị trường đình đám, nâng cao chất lượng, nhấn vào chế biến sâu các sản phẩm như xoài, chanh dây... cũng là cách mà các DN nông sản tiến hành nhằm giúp mình vượt khó giữa thời dịch. Trường hợp của Công ty TNHH Long Uyên (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là một ví dụ điển hình.
Ông Nguyễn Võ Tuấn Huy, Giám đốc Công ty cho biết, so với năm 2019, những tháng đầu năm nay, sản lượng cũng như trị giá XK các sản phẩm trái cây chế biến của DN đều tăng. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn ổn định vì chúng tôi có những đơn hàng kéo dài cả năm 2020. Những sản phẩm trái cây tươi gặp khó trong quá trình XK do lo ngại dịch bệnh cũng như hạn chế trong lưu thông, nhưng với sản phẩm trái cây chế biến, những điểm yếu này hầu như được khắc phục", ông Huy nhấn mạnh.
Qua những câu chuyện điểm xuyết kể trên có thể thấy rằng, giữa lúc khó khăn chất chồng do ảnh hưởng dịch Covid-19, chính sự linh hoạt, sáng tạo, nỗ lực nâng cao chất lượng, đổi mới không ngừng nghỉ là yếu tố cốt lõi giúp các DN nông sản có thể “lội ngược dòng”, vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK