Facebook Twitter youtube Tiktok

Còn dư địa để cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - CIEM) đánh giá cao nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng dư địa cho những cải cách này vẫn còn nên cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa.
Tích cực cải cách thể chế, thủ tục hành chính về hải quan
5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi, bổ sung
Cải cách hành chính: Khâu đột phá tạo tiền đề phát triển đất nước
Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo

Bà đánh giá như thế nào về những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan trong thời gian qua?

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI):

Cơ quan Hải quan đã nhận diện được những vấn đề còn vướng mắc

Cuộc khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp với thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu của năm 2018 và 2020 đã cho thấy nhiều chuyển biến tích cực về các thủ tục thông quan, kiểm tra chuyên ngành, cũng như thái độ, trình độ của công chức Hải quan. Tuy nhiên, không gian cải thiện còn rất lớn. Điều tra của doanh nghiệp vẫn cho thấy thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn chưa nhận được sự hài lòng, chưa có tỷ lệ nào liên quan đến thủ tục kiểm tra chuyên ngành vượt quá 50%.

Trong các thủ tục hành chính về thông quan hàng hóa, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cho thấy còn sự rủi ro, chưa thống nhất, tốn kém thời gian trong một số thủ tục. Thông qua kết quả khảo sát này, cơ quan Hải quan đã nhận diện được những vấn đề vướng mắc còn tồn tại và cũng đã có tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực cải cách trong thời gian tới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Hương Dịu

Cộng đồng doanh nghiệp đều nhận định những cải cách của ngành Hải quan đã rất tích cực, đặc biệt là trong các thủ tục hành chính liên quan đến hải quan, xuất nhập khẩu. Tổng cục Hải quan đã tiên phong áp dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS, giúp các doanh nghiệp được làm thủ tục và nhận được sự hỗ trợ 24/7 của cơ quan Hải quan. Điều này đã giúp cho việc kê khai và thông quan hàng hóa của doanh nghiệp được thuận lợi hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực hải quan, điểm tích cực đáng ghi nhận đó là những cải cách về tiêu chí cũng như các yêu cầu liên quan đến quản lý rủi ro trong nghiệp vụ của hải quan. Theo đó, các tiêu chí đã được đề ra rất rõ ràng, minh bạch và công khai, theo các thông lệ quốc tế, giúp cho doanh nghiệp nhận diện được cơ hội để có thể được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, hoặc những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt. Thực hiện được điều này đã giúp tăng tính tuân thủ pháp thuật của doanh nghiệp, đồng thời giảm áp lực hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Một điểm nữa mà các cơ quan nghiên cứu cũng như cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao là nỗ lực của cơ quan Hải quan trong việc phối hợp với các bộ, ngành để tìm kiếm giải pháp khắc phục những bất cập trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.

Bên cạnh những điểm đã đạt được, theo bà, đâu là những vấn đề mà ngành Hải quan cần phải tiếp tục cải cách hơn nữa?

Từ kết quả khảo sát tại Báo cáo “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu: Kết quả khảo sát năm 2020” cho thấy, cơ quan Hải quan vẫn còn có dư địa để tiếp tục cải cách, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến trị giá hải quan, mã HS hay lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành.

Chẳng hạn, với lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải quan vẫn chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin và dữ liệu với các bộ quản lý chuyên ngành. Chính vì thế, trong thực hiện các thủ tục, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện vừa với cơ quan Hải quan, vừa với các bộ quản lý chuyên ngành. Đây có thể nói là một trong những rào cản gây bất cập, khó khăn không chỉ về thời gian và thậm chí là gây chi phí rất lớn đối với doanh nghiệp.

Do đó, thời gian tới, cơ quan Hải quan cần xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ. Cần có cơ chế chia sẻ dữ liệu của Hải quan với cơ sở dữ liệu của các bộ quản lý chuyên ngành trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia. Việc kết nối thống nhất này sẽ giúp giảm thủ tục cho doanh nghiệp, giảm yêu cầu thực hiện thủ tục, hồ sơ đối với doanh nghiệp. Đồng thời, việc này còn giúp doanh nghiệp thực hiện được trên hệ thống điện tử, từ đó cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa còn có rất nhiều lĩnh vực mang tính kỹ thuật. Bởi vậy, ngành Hải quan cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành để kịp thời giải quyết những bất cập, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan.

Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định mã HS do mã HS của cơ quan Hải quan và mã HS của bộ quản lý chuyên ngành không thống nhất với nhau. Chính vì thế, các doanh nghiệp rất cần sự phối hợp của các bộ, ngành, với cơ quan Hải quan để áp dụng mã HS thống nhất, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp cũng như tránh gây phiền hà, khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước.

Vấn đề về trị giá hải quan cũng là một khó khăn do không thống nhất giữa Hải quan và doanh nghiệp. Vì thế, đây cũng là dư địa để Hải quan cần xem lại cách thức phù hợp nhất, đảm bảo cái tiêu chí về mặt thị trường nhất, hài hòa mục tiêu về quản lý cũng như đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp.

Việc đánh giá, khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp với thủ tục xuất nhập khẩu trong thời gian tới cần có cách triển khai như thế nào để hiệu quả hơn, thưa bà?

Để khảo sát doanh nghiệp tốt hơn, thể hiện rõ nỗ lực của các bộ, ngành thì đơn vị thực hiện là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có thể mở rộng bảng hỏi liên quan đến các vấn đề hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Nhưng các câu hỏi cụ thể hơn, không hỏi chung chung mà cần phân ra về chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm tra kiểm soát năng lượng hay là các hoạt động kiểm tra theo lĩnh vực… Câu hỏi càng cụ thể càng giúp các bộ, ngành liên quan nhận diện rõ những vấn đề bất cập, để từ đó tìm thấy giải pháp phù hợp và tương ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Xin cảm ơn bà!

Hương Dịu (thực hiện)

Tin liên quan

Số thu tại Hải quan Cà Mau tăng trưởng trên 39%

Số thu tại Hải quan Cà Mau tăng trưởng trên 39%

(HQ Online) - Mặt hàng phân bón xuất khẩu và máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ dự án điện gió là hai nguồn thu chính mang lại sự tăng trưởng về số thu ngân sách tại Cục Hải quan Cà Mau.
Số thu tại Hải quan TP Cần Thơ tăng 85%

Số thu tại Hải quan TP Cần Thơ tăng 85%

(HQ Online) - Nguồn thu từ một số mặt hàng như than đá, máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu tăng lên, giúp cải thiện số thu ngân sách tại Cục Hải quan TP Cần Thơ.
Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt

Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt

(HQ Online) - UBND tỉnh Lào Cai và Tổng công ty đường sắt Việt Nam vừa có buổi làm việc trao đổi các giải pháp về tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

(HQ Online) - Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có kim ngạch tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

(HQ Online) - Các thị trường, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có được sự khởi đầu ấn tượng trong năm 2024.
Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

(HQ Online) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Thương vụ đã nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc.
Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

(HQ Online) - Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 5,17 tỷ Đô la Singapore (SGD), tăng 4,18%.
Đến 15/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 145 tỷ USD

Đến 15/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 145 tỷ USD

(HQ Online) - Đến trung tuần tháng 3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 145,6 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần

(HQ Online) - Là thị trường chủ lực nhập khẩu tôm hùm của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng đột biến.
3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

(HQ Online) - Xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong 2 tháng đầu năm, đáng chú ý có 3 nhóm hàng trong lĩnh vực này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản

Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản

(HQ Online) - Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp đang có mức tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Xuất khẩu cá tra sang Đức giảm hơn một nửa

Xuất khẩu cá tra sang Đức giảm hơn một nửa

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 2 năm nay, Đức chỉ mua từ Việt Nam chưa đầy 700 nghìn USD cá tra, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Thu 815 triệu USD, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

Thu 815 triệu USD, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và kỳ vọng lập kỷ lục mới 6,5 tỷ USD trong năm 2024.
2 tháng, nhập siêu hơn 11 tỷ USD từ Trung Quốc

2 tháng, nhập siêu hơn 11 tỷ USD từ Trung Quốc

(HQ Online) - Mới qua 2 tháng nhưng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt hơn 27 tỷ USD.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester ngoại nhập, không chứng từ

Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester ngoại nhập, không chứng từ

Gần 8 tấn sợi polyester các loại không có nhãn hiệu, không có hóa đơn chứng từ vừa bị lực lượng Quản lý thị trường TPHCM tạm giữ.
Qua thanh tra bảo hiểm, phát hiện sai phạm liên quan đến giám sát đại lý

Qua thanh tra bảo hiểm, phát hiện sai phạm liên quan đến giám sát đại lý

Theo đại diện lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), đầu năm 2024, cơ quan này đã công bố công khai kết luận thanh tra 1 doanh nghiệp bảo hiểm.
Giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời rủi ro với 14 ngân hàng quan trọng năm 2024

Giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời rủi ro với 14 ngân hàng quan trọng năm 2024

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có quyết định phê duyệt Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.
Honda Việt Nam: Tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Honda Việt Nam: Tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Với sự phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG), Công ty Honda Việt Nam tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục trung học phổ thông.
Xóa độc quyền, cấp phép sản xuất vàng miếng cho doanh nghiệp đủ điều kiện?

Xóa độc quyền, cấp phép sản xuất vàng miếng cho doanh nghiệp đủ điều kiện?

Đề xuất bỏ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC đã được nhiều chuyên gia nêu ra, bởi nếu không sẽ khó ổn định những bất cập.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

Năm 2023, trong điều kiện khó khăn của nhiều “cơn gió ngược”, ngành Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dành thời gian chia sẻ với Tạp chí Hải quan về những kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm 2023 cũng như những định hướng lớn của Ngành trong năm 2024.
Phiên bản di động