Cơ hội “vàng” để thu hút đầu tư, kích cầu tiêu dùng
Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê). |
Trái ngược với bức tranh ảm đạm của nhiều lĩnh vực, 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn ghi nhận những con số tích cực khi ước đạt trên 4 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Ông đánh giá như thế nào về những con số này?
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước đạt hơn 515.000 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả này đã khẳng định những giải pháp phù hợp trong điều hành kinh tế của Chính phủ giúp thị trường bán lẻ có những chuyển biến tích cực.
Cùng với đó, Việt Nam là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình và tăng nhanh. Theo Ngân hàng thế giới, chỉ tiêu này của Việt Nam sau 30 năm đã tăng hơn 33 lần (năm 1991 chỉ có 110 USD/người, năm 2021 là 3.590 USD), sức mua theo đó cũng tăng lên. Quy mô dân số lớn, sức mua tăng nhanh đưa Việt Nam trở thành một thị trường lớn, đáng được chú ý. Do vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường ra thế giới, Việt Nam có cả điều kiện cần và đủ để phát triển thị trường trong nước, tăng khả năng chống chọi trước những biến động thất thường của thị trường thế giới.
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc Việt Nam đạt quy mô dân số 100 triệu người được coi là một dấu mốc đáng tự hào giúp nâng cao vị thế của Việt Nam đối với bạn bè và đối tác quốc tế. Với quy mô dân số 100 triệu người cộng với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển phù hợp, một môi trường chính trị ổn định, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia đầy ấn tượng trong con mắt bạn bè quốc tế. |
Có thể nói, mốc 100 triệu dân mở ra cơ hội lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Theo ông, đâu là những thuận lợi và đâu là nguy cơ có thể xảy ra?
Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với quy mô dân số đã vượt mốc 100 triệu người, mở ra cơ hội lớn cho phát triển đất nước. Quy mô dân số vượt mốc 100 triệu người là nguồn lực vững vàng cho thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội sắp tới, là cơ hội phát triển đất nước nhanh, bền vững. Không chỉ thế, cơ cấu dân số của chúng ta đang ở trong thời kỳ lợi thế với gần 70% dân số trong độ tuổi lao động. Đây là nền tảng, cơ hội cho Việt Nam tận dụng để tăng trưởng và phát triển.
Tuy nhiên, cơ hội từ 100 triệu dân là rất lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Thứ nhất là do Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019, năm 2022 có số này khoảng 13,0% và dự báo đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Dự báo đến năm 2039, Việt Nam kết thúc thời kỳ dân số vàng và chính thức chuyển sang giai đoạn “dân số già”. Bên cạnh tác động làm suy giảm nguồn cung lao động, quá trình già hóa dân số cũng đang đặt ra đồng thời những thách thức to lớn về phát triển và cơ cấu lại hệ thống an sinh xã hội để thích ứng với cơ cấu dân số già từ sau năm 2040.
Thách thức thứ hai là từ lao động chưa qua đào tạo. Tính chung trên phạm vi cả nước, Việt Nam hiện đang có khoảng 38,1 triệu người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây là con số lớn, chiếm đa số và trở thành một thách thức cho quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bắt đầu từ khâu đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề. Nguồn lao động của nước ta tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay nghề thấp, vì vậy có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc. Những công việc mang tính chất rập khuôn, lặp lại đơn giản mà đa phần lao động chưa qua đào tạo sẽ dần được thay thế bởi máy móc trong tương lai.
Vì thế phải nâng cao nhận thức của công nhân, người lao động để họ thấy rõ việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Các quốc gia tăng trưởng GDP dựa trên tăng việc làm thường không cao và thiếu bền vững, trong khi tăng trưởng GDP theo hướng tăng năng suất lao động tuy là một thách thức nhưng có tiềm năng để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Và để nâng cao được năng suất lao động, tăng thu nhập của người lao động cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: thường xuyên theo dõi, đánh giá sự tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động so với các nước trong khu vực. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tăng cường đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp. Phát huy liên kết giữa Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp để ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào sản xuất.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK