“Chữa bệnh" trì trệ trong giải ngân vốn đầu tư công
Hiện có nhiều nút thắt trong công tác giải ngân như: thủ tục rườm rà; tâm lý sợ trách nhiệm Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) |
Giải ngân vốn đầu tư thấp
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của Tổ công tác số 6 về thúc đẩy giải ngân ngày 18/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, trong bối cảnh chúng ta trải qua dịch bệnh nặng nề, đang phục hồi thì giải pháp về tăng cường đầu tư công là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Với tốc độ giải ngân của 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, phải động viên doanh nghiệp thi công nhanh. Các công trình chuẩn bị làm thủ tục đấu thầu nên thực hiện theo đơn giá điều chỉnh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thanh quyết toán. "Hiện có nhiều nút thắt trong công tác giải ngân như: thủ tục rườm rà; tâm lý sợ trách nhiệm; sự xung đột về giá trong thực hiện giải phóng mặt bằng; năng lực thi công của nhà thầu… Do đó, các địa phương phải sát sao, quyết liệt, đặc biệt nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Quan trọng hơn là công tác thực hiện phải chủ động, các tỉnh phải thực hiện đôn đốc, giải quyết vướng mắt ngay tại hiện trường", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh. Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng lưu ý, các địa phương phải thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 63/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022; Công điện số 126/CĐ-TTg và Công điện số 307/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó là tập trung phân bổ hết số vốn được giao; tháo gỡ giải phóng mặt bằng; UBND tỉnh cần yêu cầu liên sở Xây dựng - Tài chính phải công bố giá kịp thời, sát thực tế giá nguyên vật liệu; đôn đốc thi công nhanh, nghiệm thu nhanh, bố trí vốn đủ để thanh toán; điều chỉnh vốn cho các dự án tiến độ nhanh, phát huy hiệu quả theo thẩm quyền; thường xuyên kiểm tra công tác giải ngân, giải phóng mặt bằng, đôn đốc thực hiện các dự án đầu tư. Bộ trưởng cũng đề nghị các tỉnh thành lập tổ công tác, trong đó giao cho 1 đồng chí phó chủ tịch tỉnh làm tổ trưởng, thường xuyên kiểm tra và có giải pháp phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. |
Giải ngân vốn đầu tư công được cho là một trong những “trụ cột” để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Trong đó, đầu tư công tại các dự án giao thông trọng điểm quốc gia sẽ là “vốn mồi” dẫn dắt, thu hút nguồn vốn của các khu vực kinh tế khác và toàn xã hội. Tuy nhiên, "bệnh" chậm giải ngân vốn đầu tư công đã bị nói hoài, nói mãi… song vẫn không có chuyển biến gì tại nhiều địa phương trên cả nước.
Thực tế cho thấy tốc độ giải ngân nguồn vốn này trong những tháng đầu năm vẫn ì ạch. Chính vì vậy, chỉ hơn 2 tuần sau khi nhận nhiệm vụ, nhận thấy công tác giải ngân vốn đầu tư tại 5 tỉnh không có nhiều chuyển biến và còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ngày 18/5, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã khẩn trương triệu tập, làm việc với 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác trọng điểm này.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2022 cho 5 tỉnh trên với tổng số vốn là hơn 26,6 nghìn tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách trung ương là hơn 5,7 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương là hơn 20,9 nghìn tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương đã phân bổ chi tiết tổng số là hơn 28 nghìn tỷ đồng, bằng 108% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn ngân sách trung ương giao đạt 100% kế hoạch; vốn ngân sách địa phương mới có 3 tỉnh giao vượt là Vĩnh Phúc, Phú Yên và Bình Phước, còn 2 tỉnh giao thấp hơn kế hoạch là Bình Thuận và Khánh Hòa.
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 4/5, 5 địa phương này mới giải ngân được hơn 5 nghìn tỷ đồng, trung bình giải ngân đạt 20,7%. Trong đó, tỉnh giải ngân cao nhất là hơn 34% và tỉnh giải ngân thấp nhất là hơn 14%.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đánh giá, đã gần hết nửa năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư này là rất thấp, chưa kể nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia vừa phân bổ, nguồn vốn ngân sách nhà nước và gói kích cầu. Nếu cộng các nguồn vốn này thì tỷ lệ giải ngân còn thấp nữa.
Nhận diện những khó khăn trong công tác giải ngân, ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nguyên nhân chính là do do diễn biến thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều; công tác chuẩn bị đầu tư của 5 tỉnh gặp khó khăn. Đây là nguyên nhân từ nhiều năm nay. Năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch trung hạn, 15/9/2021 mới giao kế hoạch trung hạn 2021-2025 nên công tác chuẩn bị đầu tư không tốt, dẫn đến giải ngân chậm. Nguyên nhân tiếp theo là công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là việc xác định nguồn gốc đất và đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng; giá nguyên vật liệu tăng cao. Hơn nữa, công tác triển khai ở các địa phương cũng còn nhiều hạn chế, tăng cường phân cấp nhưng không đi đôi với năng lực. Năng lực của một số chủ đầu tư và nhà thầu thấp, khả năng tài chính thấp. Bên cạnh đó, trong số 5 địa phương này, vốn ngân sách nhà nước giao hơn 26 nghìn tỷ đồng nhưng có địa phương còn chưa giao hết vốn Thủ tướng Chính phủ giao; cộng thêm vốn chuyển tiếp, vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia và vốn bổ sung thì số vốn sẽ tăng cao, nên các địa phương phải quyết liệt giải ngân.
"Nút thắt" về giải phóng mặt bằng
Thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc cả chủ quan và khách quan trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, địa phương có khó khăn liên quan đến thể chế, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan. Cụ thể, theo báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh này đang gặp khó khăn về thẩm quyền trong việc kéo dài thời gian thực hiện, điều chỉnh kế hoạch đầu tư hàng năm của các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương. Trên thực tế, HĐND cấp tỉnh thường tổ chức 2-3 kỳ họp/năm; việc báo cáo HĐND cấp tỉnh quyết định phải cần nhiều thời gian để thực hiện theo quy trình, từ đó gây bị động cho cấp huyện và cấp xã.
Hay khó khăn liên quan đến thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án. Cụ thể, Khoản 2 Điều 24 và khoản 2 Điều 27 Luật Đầu tư công quy định UBND trình HĐND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A, B, C vốn đầu tư công do địa phương quản lý. Trên thực tế, việc trình HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư từng dự án đầu tư công do tỉnh quản lý sẽ mất rất nhiều thời gian do phụ thuộc vào kỳ họp HĐND tỉnh theo đúng quy định (thường chỉ 2-3 kỳ họp/năm), dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu về thời gian báo cáo các cơ quan Trung ương theo quy định.
Đáng chú ý, một khó khăn khác các địa phương gặp phải rất nhiều là công tác giải phóng mặt bằng. Việc này đang gặp khó khăn cả về công tác thực hiện cũng như bồi thường. Địa phương cho rằng công tác giải phóng mặt bằng dự án không thể triển khai ngay cùng với giai đoạn thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công. Do vậy, khi rà soát, thống kê tổng hợp phương án đền bù thường chưa phù hợp với hồ sơ thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công công trình đã được Bộ Giao thông vận tải thẩm định, dẫn đến vướng mắc trong thực hiện.
Hơn nữa, Điều 61 Luật Xây dựng về điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng đã không quy định cho phép điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do nguyên nhân phát sinh chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong khi thực tế triển khai, khi kiểm kê tính toán lên phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng phát sinh rất nhiều chi phí mà khi lập dự án không thể tính hết dẫn đến khi địa phương điều chỉnh đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng cho phù hợp thực tế thì chi phí tăng lên nhiều. Do đó, cần nghiên cứu quy định cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư do phát sinh chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng để có cơ sở triển khai thực hiện.
Đưa ra các giải pháp khắc phục, đại diện một số bộ, ngành tại cuộc làm việc đã có những phương án hết sức cụ thể. Theo đó, cần phải đánh giá kỹ các nguyên nhân chủ quan và khách quan; cần thành lập các tổ công tác do phó chủ tịch tỉnh làm tổ trưởng, đốc thúc giải ngân vốn cho các sở, ngành; xử lý dứt điểm vướng mắc giải phóng mặt bằng; kiên quyết cắt giảm các dự án chậm giải ngân sang các dự án giải ngân tốt. Các dự án 6 tháng chưa giải ngân thì kiên quyết cắt giảm; tăng cường giám sát và công tác chỉ đạo để đẩy nhanh giải ngân vốn năm 2022.
Về kéo dài vốn ngân sách từ 2021 sang 2022, theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý cho phép, trong tuần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thông báo các địa phương danh mục và mức vốn kéo dài.
Tin liên quan
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK