Chính sách tiền tệ có nên chuyển từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng, thận trọng”?
3 "bài học lớn" của chính sách tiền tệ trong năm 2022 Ngân hàng Việt hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, nhưng thận trọng nới room Chính sách tiền tệ “ngược dòng” hỗ trợ nền kinh tế |
Điều hành chính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô. Ảnh: ST |
Tình hình nhiều biến động
Trong mọi chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ luôn được yêu cầu điều hành theo hướng chắc chắn, chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trong điểm. Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai các giải pháp giảm chi phí, lãi suất cho vay cả vay cũ và vay mới; tăng khả năng tiếp cận vốn, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các động lực tăng trưởng, các lĩnh vực ưu tiên… Những chỉ đạo này phải thực hiện trên nền mục tiêu chung: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn…
Nêu ra những chỉ đạo trên để cho thấy, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thách thức nên mọi chính sách đưa ra phải hợp lý và tạo ra những đột phá cho kinh tế phục hồi. Với chính sách tiền tệ, “bài toán” giữa ổn định tỷ giá và hạ lãi suất đã không ít lần được mang ra cân đo đong đếm. Chẳng hạn năm 2022, áp lực mất giá đồng tiền tăng mạnh, hàng loạt quốc gia thắt chặt chính sách tiền tệ thì lãi suất trong nước khó có thể giảm xuống, bởi rõ ràng, nếu đồng Việt Nam mất giá mạnh, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải hứng chịu những ảnh hưởng rất tiêu cực, từ đó tác động mạnh tới nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.
Bước sang năm 2023, nhiều ngân hàng trung ương thế giới có dấu hiệu “hãm phanh” đà tăng lãi suất, dù chưa đưa ra thông tin về giảm lãi suất nhưng Việt Nam đã đi trước. Theo đó, khi tỷ giá ổn định trở lại, với điều kiện tăng chậm lại của lạm phát, 3 cú “lội ngược dòng” giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-1,5%/năm trong tháng 3, tháng 4 và tháng 5/2023 của NHNN được coi là những bước đi táo bạo. Theo NHNN, việc liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng lại ở mức rất thấp trong nhiều năm qua (trừ năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19). Hiện 5 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng khoảng 3%, dù nguyên nhân chủ yếu đến từ những khó khăn của doanh nghiệp, nên đây vẫn là vấn đề gây nhức nhối và cần có giải pháp căn cơ để khắc phục.
Nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng
Mặc dù sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa đã có được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh phải chặt chẽ hơn nữa, kết hợp với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính. Theo vị chuyên gia này, chính sách tiền tệ cần đa mục tiêu hơn, thêm trọng tâm ổn định tiền tệ - tài chính, chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng, thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng”. TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, dư địa của chính sách tài khoá vẫn còn, sự phối hợp nên đẩy mạnh trong cung tiền – kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, phát triển thị trường chứng khoán, tăng năng lực tài chính cho các tổ chức tín dụng, hoàn thiện thể chế hệ thống tài chính…
Tương tự, bà Hà Thị Kim Nga, chuyên gia cao cấp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gợi ý, các chính sách cần được cân nhắc, phối hợp một cách thận trọng. NHNN nên dựa vào lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát và tránh các áp lực lên tỷ giá. Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng cần đảm bảo sự ổn định khu vực tài chính khi xử lý các nút thắt của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.
Trong trao đổi với báo chí về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nêu rõ các công cụ điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng đứng trước nhiều thách thức, xử lý sao cho hài hòa nhiều mục tiêu. Bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà, chính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống ngân hàng.
Cùng với những nhận định nêu trên, một trong những vấn đề được mang ra “mổ xẻ” và bàn luận nhiều nhất của chính sách tiền tệ là lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, trong khi doanh nghiệp đang “sống mòn” trước những khó khăn, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đã lên tới con số trung bình hơn 17,6 nghìn doanh nghiệp mỗi tháng. Đây là thực trạng nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế, khiến mọi chính sách hỗ trợ có thể không còn hiệu quả.
Vì thế, chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng phải song hành với nỗ lực mở rộng chính sách tài khóa bằng các giải pháp về tiếp tục miễn giảm thuế phí, thúc đẩy giải ngân đầu tư công… Những giải pháp này khi được phối hợp đồng bộ sẽ giúp thị trường có dòng tiền thực, khơi thông những điểm nghẽn về thị trường đầu ra, giúp doanh nghiệp lấy lại niềm tin để tiếp tục đầu tư, kinh doanh.
NHNN cho biết, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,1%/năm (giảm 0,37%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,07%/năm (giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022). |
Tin liên quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK