Chính sách tiền tệ “ngược dòng” hỗ trợ nền kinh tế
Linh hoạt, nhịp nhàng phối hợp chính sách hỗ trợ tăng trưởng | |
Cần sử dụng tốt công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong xuất nhập khẩu | |
3 "bài học lớn" của chính sách tiền tệ trong năm 2022 |
Chính sách tiền tệ tại Việt Nam đã có sự "ngược dòng" cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế. Ảnh: ST |
Đi ngược chính sách “diều hâu”
Trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như tác động của các căng thẳng chính trị giữa nhiều quốc gia phát triển, nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái, khiến cơ quan quản lý tiền tệ của các trung tâm kinh tế lớn toàn cầu phải đưa ra chính sách kinh tế “diều hâu”. Chính sách này được hiểu cơ bản là một chính sách kinh tế ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát. Chính sách “diều hâu” ít quan tâm đến tăng trưởng kinh tế hơn so với áp lực suy thoái gây ra bởi tỷ lệ lạm phát cao.
Chẳng hạn, tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục tăng lãi suất, lần tăng mới nhất trong tháng 3/2023 là lần thứ 9 kể từ tháng 3/2022. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 4,75 - 5%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2007. Tương tự, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã 6 lần tăng lãi suất kể từ tháng 7/2022 nhằm kiềm chế lạm phát, hiện các lãi suất chủ chốt từ 3 - 3,75%, cao nhất kể từ cuối năm 2008.
Tuy nhiên, đến tháng 3 và bước vào tháng 4/2023, một loạt diễn biến xấu từ các ngân hàng tại Mỹ và châu Âu càng làm dấy lên những lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu và rủi ro suy thoái gia tăng. Vì thế, các ngân hàng trung ương lớn đã bắt đầu phát tín hiệu chậm lại đà tăng lãi suất, FED cũng đưa ra thông điệp bớt “diều hâu” hơn về chính sách tiền tệ với việc để ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm một lần nữa.
Trong bối cảnh như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nhanh chóng “ngược dòng” với hai đợt giảm lãi suất điều hành chỉ trong nửa cuối tháng 3/2023. Ngoài ra, NHNN cũng đã điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, giảm lãi suất chào mua giấy tờ có giá nhằm đảm bảo thanh khoản luôn trong trạng thái dư thừa, lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh. Nhờ đó, hiện nay, theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN), lãi suất cho vay mới phát sinh đối với nền kinh tế đã giảm 0,6% so với cuối năm 2022 và tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tới.
Ổn định các biến số
Trong buổi làm việc vào ngày 25/4 với các bộ, ngành về lãi suất, trái phiếu và thị trường bất động sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo cần hướng dẫn tổ chức tín dụng về việc giảm lãi suất huy động và cho vay, bảo đảm cân đối, hài hoà giữa tỷ giá và lãi suất, giữa lãi suất và lạm phát, tăng khả năng tiếp cận vốn, hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác chủ động, linh hoạt, kịp thời hơn nữa. |
Cùng với lạm phát, tỷ giá và lãi suất luôn là hai biến số lớn và có tác động mạnh đến nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ. Năm 2022, đà tăng mạnh của tỷ giá và lãi suất đã ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản thị trường, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp bị hạn chế dẫn đến những bất lợi trong quá trình đầu tư, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỷ giá tăng cao còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, ngay khi nhìn thấy những cơ hội từ tình hình kinh tế vĩ mô 2023, chính sách tiền tệ đã có sự xoay chiều.
Thực tế cho thấy, nền kinh tế trong nước và thế giới đang có nhiều gam “màu xám”, tăng trưởng tín dụng sau 3 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt hơn 2%. Điều này phần nào phản ánh nghịch lý của thị trường là tiền kẹt trong ngân hàng mà doanh nghiệp cần vốn lại không dám vay vì lãi suất cao.
Vì thế, ông Phạm Chí Quang cho biết, lạm phát dù tăng nhưng đã có xu hướng chậm lại, trong khi tăng trưởng kinh tế đang đối diện với nhiều thách thức nên giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là cần thiết. NHNN luôn điều hành để mặt bằng lãi suất giảm, vận động các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Mới đây, 4 ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm trên 50% thị trường tín dụng của Việt Nam, đã đồng thuận rất cao với chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Tuy vậy, không ít quan điểm cho rằng NHNN còn có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới, tạo cơ sở hỗ trợ cho xu hướng lãi suất đi xuống. Theo các chuyên gia Maybank, Investment Bank, NHNN có thể điều hành giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào giữa năm 2023 và 50 điểm cơ bản nữa vào đầu năm 2024 do lạm phát trong nước ở mức vừa phải và trục chính sách tiềm năng của FED. Trước đó, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cũng đưa ra dự đoán nhà điều hành sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất một cách thận trọng và cân nhắc, hướng tập trung của NHNN sẽ là quản lý lạm phát trong nước.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, trong bối cảnh còn nhiều khó lường như hiện nay, chính sách tiền tệ phải phối hợp đồng bộ, linh hoạt, chặt chẽ với chính sách tài khóa. Theo GS.TS. Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khi theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu thì NHNN cần chuyển sang cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt hơn, đồng thời phải tháo gỡ những khó khăn cho thị trường trái phiếu và chứng khoán để mở ra các kênh huy động vốn, tăng niềm tin của doanh nghiệp vào các thị trường vốn.
Tin liên quan
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK