Bắt tay đưa sản phẩm OCOP ra thị trường thế giới
Nâng hạng sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu Mở cửa thị trường cho hàng nghìn sản phẩm OCOP |
Mật dừa nước là một trong những sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của TPHCM. Ảnh: TL |
Tăng “sức mạnh mềm”
Những năm qua, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của từng địa phương. Chương trình còn hình thành phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ nhất là hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã hình thành nhiều vùng nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm…
Với việc đi lên từ chính các làng quê nên các sản phẩm OCOP có thể có quy mô không lớn, nhưng lại rất độc đáo và thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra nó. Đây cũng được xem là then chốt để sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, sản phẩm OCOP phải khai thác tiếp cận thị trường theo một cách khác, đó là dựa vào chính sự đặc sắc có tính bản địa của sản phẩm. Câu chuyện sản phẩm được đánh giá chính là “sức mạnh mềm” giúp nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng bá cho sản phẩm OCOP khi có thể chạm đến cảm xúc và trái tim của khách hàng, thay đổi hành vi của khách hàng, trở thành một phần lý do của việc mua hàng.
Tuy nhiên, thời gian qua việc khai thác câu chuyện của các sản phẩm OCOP chưa được quan tâm, dẫn tới hiệu quả truyền thông, quảng bá còn hạn chế. Bà Võ Phương Thủy, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp lý giải, đa phần các DN OCOP có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nên việc phải đảm nhiệm mọi việc từ lên ý tưởng sản phẩm, thiết kế bao bì, marketing… gặp rất nhiều khó khăn, nên hiệu quả mang lại cũng hạn chế.
Để thay đổi thực tế này, Sở Công Thương TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM và Công ty TNHH Tiki (sàn thương mại điện tử Tiki) vừa ký kết một thỏa thuận hợp tác nhằm xây dựng chương trình “1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP” với mong muốn kể được câu chuyện văn hóa của mỗi cộng đồng đằng sau từng sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng.
Chia sẻ về chương trình này, ông Nguyễn Quách Nhi, Giám đốc Kinh doanh ngành hàng thực phẩm tiêu dùng – Công ty TNHH Tiki cho biết, hiện tại đã có khá nhiều sản phẩm OCOP được bán trên sàn Tiki, nhưng khả năng bán hàng thấp hơn so với các sản phẩm khác. Chỉ riêng với sản phẩm nước mắm Tĩn (đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4), sau khi Tiki hợp tác xây dựng một video clip kể về câu chuyện của sản phẩm, doanh số của nước mắm Tĩn trên Tiki đã tăng rất nhanh, đạt hàng tỷ đồng/năm.
Theo đó, bên cạnh việc hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, thời gian tới Tiki sẽ phối hợp với Sở Công Thương TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chọn những sản phẩm tiêu biểu nhất của mỗi tỉnh để đầu tư, xây dựng video giới thiệu về sản phẩm, cộng đồng, truyền tải câu chuyện độc đáo. Tiki sẽ hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu thị trường, tư vấn lựa chọn sản phẩm tiêu biểu; đồng hành cùng địa phương và HTX, DN xây dựng nội dung, kịch bản, thông điệp; kết nối đến các đơn vị sản xuất video chất lượng, hỗ trợ tối ưu chi phí sản xuất, hậu kỳ và đồng hành trong quá trình sản xuất video và quảng bá trên các kênh của Tiki.
Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM kỳ vọng chương trình sẽ giúp các đặc sản địa phương đi xa khỏi các khu chợ làng quê, thậm chí vươn ra thế giới như trường hợp của sản phẩm mắm cà pháo, rau má… đã xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới.
Đẩy mạnh xuất khẩu tổ yến
Ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ (TPHCM) cho biết, trong 12 sản phẩm OCOP 4 sao của Cần Giờ, yến sào là sản phẩm có tiềm năng lớn nhất, phù hợp để thí điểm xây dựng thương hiệu nông đặc sản của TPHCM trong giai đoạn hiện nay. Hiện sản lượng thu hoạch tổ yến của Cần Giờ lên tới 14 tấn/năm. Tuy nhiên, thời gian qua, tổ yến thu hoạch trên địa bàn huyện chủ yếu tiêu thụ trong nước.
Ở góc độ DN, ông Nguyễn Quách Nhi cho biết, tổ yến Việt Nam đang được các thị trường lớn đánh giá là có chất lượng tốt nhất và được định giá cao hơn sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác. Đây là một trong những cơ sở để TPHCM chọn tổ yến làm sản phẩm thí điểm trong chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Cần Giờ do Sở Công Thương TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, UBND huyện Cần Giờ và Tiki hợp tác triển khai.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cũng cho biết, yến sào Cần Giờ mặc dù chưa được xây dựng thương hiệu nhưng được đánh giá có chất lượng vượt trội, hiện đã có nhiều nhà sản xuất yến sào lớn đăng ký mã vùng sản xuất tại Cần Giờ. Bên cạnh đó, với khu dự trữ sinh quyền Cần Giờ (rừng sác) rộng hơn 75.000 ha, Cần Giờ hội đủ điều kiện tự nhiên để phát triển vùng nguyên liệu nuôi yến chất lượng cao, bền vững và quy mô lớn.
Sản phẩm yến sào được định vị thương hiệu ở phân khúc cao cấp, mang lại giá trị kinh tế lớn. Việc xây dựng thành công hệ sinh thái nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu yến sào Cần Giờ sẽ đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế TPHCM; đồng thời giúp người dân Cần Giờ nói riêng, TPHCM nói chung có điều kiện nâng cao đời sống và làm giàu.
Để phát triển chuỗi giá trị yến sào Cần Giờ, theo ông Phương, việc xây dựng quy trình sản xuất khép kín, kiểm soát chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn hóa chất lượng… là hết sức cần thiết và tương đối thuận lợi trong điều kiện hiện nay. Đây cũng là cơ sở bền vững để xây dựng và phát triển thương hiệu yến sào Cần Giờ trở thành thương hiệu lớn của TPHCM và Việt Nam, tương tự nhân sâm Hàn Quốc, mật ong Manuka New Zealand…
Tin liên quan
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK