Bảo vệ tốt doanh nghiệp và cửa khẩu trọng điểm để đảm bảo "mục tiêu kép"
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). |
Ông đánh giá như thế nào về kết quả XK đạt được trong 4 tháng đầu năm nay, đặc biệt là việc thúc đẩy XK sang các thị trường mà Việt Nam đã ký kết, thực thi Hiệp định Thương mại tự do (FTA)?
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có tác động rất tiêu cực tới kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, những thành tựu XNK nói chung, XK nói riêng trong 4 tháng đầu năm nay rất đáng ghi nhận. Đặc biệt, một số nhóm hàng năm 2020 bị sự tác động mạnh như dệt may, da giày, XK đều sụt giảm trên dưới 10% thì 4 tháng đầu năm nay đã thấy sự tăng trưởng trở lại. Cụ thể, XK dệt may ước tăng 9%, da giày ước tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước. Cho đến nay, Việt Nam có 19 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng này chiếm gần 85% tổng kim ngạch XK.
Về góc độ thị trường, tận dụng các FTA để thúc đẩy XK, thị trường có mức tăng trưởng XK hàng đầu trong 4 tháng đầu năm là Hoa Kỳ với mức tăng lên tới 50%; tiếp đó là thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 32%; EU đạt mức tăng trưởng 18%... Đáng chú ý, các thị trường mới có FTA thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Canada, Mexico, XK của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng lên tới trên 20% trong 4 tháng qua.
Xin ông chia sẻ rõ hơn, đâu là nguyên nhân giúp XK của Việt Nam đạt được những kết quả khả quan như trên?
Thời điểm này năm trước, Việt Nam bắt đầu gặp khó khăn, đứt gãy nguồn cung do Covid-19. Tình hình năm nay được cải thiện nên thành tích XK của 4 tháng năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng giãn cách trên thế giới cũng gây nên vấn đề hạn chế về năng lực sản xuất của một số khu vực. Do vậy, các khu vực, thị trường, đặc biệt là châu Âu và Hoa Kỳ có xu hướng quay sang tìm kiếm nguồn hàng ở khu vực châu Á, trong đó Việt Nam là một nguồn cung quan trọng.
Ngoài ra, nguyên nhân rất quan trọng là Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, qua đó duy trì cũng như mở rộng được năng lực sản xuất, đáp ứng được nhu cầu trên thị trường thế giới, đẩy mạnh XK.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn, thách thức đã, đang và tiếp tục tác động mạnh mẽ tới XK hàng hóa của Việt Nam, thưa ông?
Yếu tố tác động bất lợi nhất là tình hình dịch bệnh hiện nay còn chưa được kiểm soát trên thế giới. Kinh tế Việt Nam hội nhập rất sâu, sự phụ thuộc giữa hoạt động sản xuất, XK của Việt Nam sẽ gắn chặt cả về đầu vào là nguồn cung nguyên liệu lẫn đầu ra là các thị trường XK. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát sẽ tác động đáng kể đến hoạt động XK của Việt Nam.
Yếu tố quan trọng tiếp theo là sự liên tục của chuỗi cung ứng, logistics. Ví dụ, tình trạng tăng giá cước container từ cuối năm 2020 đến nay cũng như các sự cố, việc ùn tắc ở kênh đào Suez thời gian qua cho thấy môi trường kinh doanh hiện nay tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, bất ngờ. Đây là những điều DN phải tính đến trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, những yếu tố khác như tình trạng chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang quay trở lại thông qua việc các nước áp các biện pháp đánh thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ với sản phẩm của Việt Nam cũng rất đáng lưu ý. Tình trạng này đang gia tăng, ảnh hưởng đáng kể tới XK của Việt Nam thời gian tới.
Nhiều ý kiến cho rằng, để có thể đảm bảo "mục tiêu kép" vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội, cần nâng cao hơn nữa các giải pháp phòng dịch cũng như hỗ trợ cho khu vực sản xuất. Quan điểm của ông như thế nào?
Việt Nam đã có kinh nghiệm hơn 1 năm chống dịch. Yếu tố cần thiết ở đây là phải có sự bình tĩnh, chủ động. Thứ hai là các cấp chính quyền, cơ quan cũng cần chú trọng bảo vệ các DN và các cửa khẩu trọng điểm. Đứng về góc độ kinh tế, đây chính là những nền tảng để giúp Việt Nam duy trì, phát triển nền kinh tế và vượt qua được thách thức của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần khoanh vùng đúng trọng điểm, tránh giãn cách tràn lan vì nếu không làm được điều đó, rất có thể những biện pháp phòng chống dịch sẽ tác động tới hoạt động sản xuất khiến Việt Nam sẽ không đạt được "mục tiêu kép".
Nhìn chung, việc đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất của DN bình thường là điều hết sức quan trọng hiện nay, song trong bối cảnh dịch bệnh đang quay trở lại đây là mục tiêu rất thách thức. Tôi cho rằng, biện pháp hỗ trợ DN cần thiết thực hơn nữa. Năm trước, các gói hỗ trợ của Nhà nước với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đề ra trị giá khá lớn nhưng nhiều DN phản ánh việc tiếp cận, hưởng lợi từ các gói hỗ trợ này chưa thực sự nhiều.
Sự hỗ trợ thiết thực thể hiện trong từng nội dung cụ thể. Ví dụ như hiện nay, đa số DN sản xuất đều có sử dụng điện. Vậy, Nhà nước có thể xem xét hỗ trợ cho tiêu dùng điện được không? Với những hóa đơn sử dụng điện của DN, Nhà nước có thể xem xét mức độ chi trả bao nhiêu phần trăm. Như vậy, các DN sẽ không cần có những hồ sơ để chứng tỏ DN bị thiệt hại hay ảnh hưởng của dịch bệnh mà DN vẫn được hưởng lợi ích từ chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
16:38 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK