Áp lực lạm phát sẽ đến ngay từ đầu năm 2022
Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn | |
Nỗ lực ngày đêm để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 | |
Lạm phát trong năm 2022 khoảng 3% |
Toàn cảnh Hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2021 và dự báo năm 2022. Ảnh: TL. |
Dấu ấn trong công tác quản lý điều hành giá
PGS.TS Trương Thị Thuỷ, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, những chủ trương, giải pháp kịp thời của Đảng, Nhà nước đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế đất nước với GDP năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với năm 2020; CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020; lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020 (thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu này của các năm 2010 - 2020)...
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính phân tích nguyên nhân khiến CPI bình quân năm 2021 tăng do giá cả một số mặt hàng tăng như: giá xăng dầu; giá gạo; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở; giá dịch vụ giáo dục; giá các mặt hàng thực phẩm.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, nguyên nhân góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021 gồm: giá các mặt hàng thực phẩm giảm; Chính phủ tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như giảm tiền điện; nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm...
Đặc biệt, thời gian qua, các cấp, các ngành dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định giá cả thị trường.
Ông Nguyễn Xuân Định, Phó trưởng Phòng Chính sách, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, CPI cả năm 2021 ở mức 1,84% là một dấu ấn trong công tác quản lý điều hành giá của Chính phủ trong bối cảnh dịch Covid-19.
"Việc xây dựng kịch bản điều hành giá sát với thực tiễn là một trong các cơ sở quan trọng cho việc định hướng, triển khai chính sách tài khóa phù hợp, phối hợp cùng với các chính sách tiền tệ, thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mô khác một cách hiệu quả hướng đến mục tiêu hồi phục tăng trưởng trong giai đoạn bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt;
Trong công tác quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu, các bộ, ngành đã chủ động tổ chức triển khai các giải pháp nhằm góp phần khắc phục khó khăn của doanh nghiệp, người dân theo đúng kịch bản điều hành giá đặt ra từ đầu năm", ông Định khẳng định.
Áp lực lạm phát ngay từ đầu năm
Theo Cục Quản lý giá, trong năm 2022, bên cạnh tác động từ diễn biến thị trường thế giới, áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường, một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào tăng.
Cùng với đó, biến động của giá nhiên liệu (xăng dầu, LPG) trên thị trường thế giới ở mức cao và không loại trừ khả năng tiếp tục tăng khi nhu cầu của các nước vẫn ở mức cao trong quá trình tái hồi phục kinh tế cũng như thiếu hụt nguồn nhiên liệu từ cuối năm 2021.
Đặc biệt, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu tác động tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu; và tình hình rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi có thể làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng trong năm....
"Ngay từ đầu năm, áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn, nhất là khi tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 diễn ra sớm nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 và tháng 2 có thể ở mức cao theo quy luật khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thời điểm cận Tết", ông Nguyễn Tất Định nhận định.
Nhận định về năm 2022, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Độ cho rằng, lạm phát nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp, lý do là kinh tế đang phục hồi, nhưng sản lượng của năm 2022 sẽ vẫn ở mức dưới tiềm năng. Nếu GDP trong năm 2022 chỉ tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đặt ra, hay thậm chí tăng 8-9% như một số dự báo, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4-5%, thấp hơn khá nhiều so với mức 6% của giai đoạn 2011-2020.
"Áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022, nếu có, sẽ đến từ việc giá thịt lợn hiện nay đang ở mức thấp và có thể tăng trong tương lai khi thu nhập và nhu cầu của người dân được cải thiện. Thêm vào đó, Chính phủ có thể sẽ điều chỉnh giá một số mặt hàng như điện, nước, và giá dịch vụ cũng sẽ gây áp lực lạm phát", ông Nguyễn Đức Độ nhận định.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 25/11/2021 về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; chỉ đạo toàn ngành tăng cường công tác quản lý điều hành giá ngay từ những tháng đầu năm để tạo đà cho cả năm 2022.
Đồng thời, trong vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2022 để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới sau đại dịch.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng hiến kế, trong thời gian tới, các bộ, ngành cần tiếp tục phối hợp điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới.
Phải theo sát diễn biến tình hình cung cầu, đặc biệt là trong thời điểm cuối năm, cận tết Nguyên đán để có các biện pháp điều tiết cung cầu phù hợp, tránh tình trạng giá có biến động đột biến khi nguồn cung gián đoạn từ việc tái đàn. Đồng thời cũng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng với giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, đặc biệt là trong thời điểm tết Nguyên đán.
Đặc biệt, chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh, phải tăng cường truyền thông về lạm phát, biến động giá cả để góp phần ổn định tâm lý tiêu dùng, tránh hiện tượng tích trữ hàng, sốt giá ảo và giảm kỳ vọng lạm phát, kết hợp đẩy mạnh kiểm tra, giám sát nhằm giảm thiểu hiện tượng "té nước theo mưa" của một bộ phận thương lái, người bán hàng.
Tin liên quan
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK