Lạm phát trong năm 2022 khoảng 3%
TS Nguyễn Đức Độ |
Ông đánh giá thế nào về áp lực lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới khi một số mặt hàng như nhiên liệu, vật liệu xây dựng,... tăng giá khá mạnh trong thời gian gần đây?
Lạm phát tại Việt Nam và lạm phát tại nhiều nước trên thế giới có mối tương quan nhất định, chủ yếu do tác động của giá các hàng hóa cơ bản. Nếu giá xăng, dầu, giá lương thực, thực phẩm, sắt, thép… trên thế giới tiếp tục tăng cao, sớm muộn sẽ có tác động đến lạm phát tại Việt Nam và ngược lại.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 lại đang khiến cho sức mua nội địa hiện nay vẫn còn yếu. Thậm chí trong thời gian tới, sức mua nội địa tại thời điểm tết Dương lịch và tết Nguyên đán cũng sẽ không cao hơn nhiều so với thời điểm hiện nay do người dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi tác động của dịch Covid-19.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2021 ước tính đạt 397,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.128,5 nghìn tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 10,4%. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm trước, CPI trong tháng 11/2021 mới chỉ tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2,1% so với cùng kỳ 2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016, lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%. Các con số này cho thấy sự tác động tiêu cực của dịch Covid-19 tới thu nhập, đời sống của người dân là rất lớn.
Theo dự đoán của tôi, CPI năm 2021 chỉ tăng trung bình khoảng 2% so với năm 2020. Trong năm sau lạm phát sẽ vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tức là ở mức dưới 4%, khoảng 3%. Tuy nhiên, khả năng áp lực lạm phát sẽ cao hơn kể từ năm 2023, khi kinh tế phục hồi hoàn toàn, sức mua của người tiêu dùng cao hơn. Chưa kể tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ trong thời gian vừa qua sẽ phát huy tác dụng sau một vài năm tới.
Theo ông, những yếu tố rủi ro nào sẽ tác động đến lạm phát trong năm 2022?
Theo tôi tốc độ khôi phục tổng cầu của Việt Nam sẽ không nhanh, ít nhất 6 tháng sau mới cơ bản hồi phục. Do đó, trong nửa đầu năm 2022, chỉ số lạm phát sẽ không chịu tác động nhiều từ tổng cầu trong nước. Tuy nhiên, điều này lại phản ánh nền kinh tế không hồi phục tích cực và có khả năng tạo tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô, trong đó có CPI.
Tổng cầu và giá hàng hóa thấp có thể giúp CPI ổn định ở mức thấp trong ngắn hạn song không thể duy trì lâu dài. Đáng lo nhất là khi kinh tế hồi phục, tổng cầu tăng lên hoặc khi doanh nghiệp cạn khả năng chịu lỗ thì sẽ tăng giá mạnh, gây xáo trộn thị trường và kéo CPI tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu điều hành vĩ mô hợp lý, đặc biệt là kiểm soát cung tiền ở mức vừa phải, CPI năm 2022 dù cao hơn năm nay nhưng vẫn có khả năng kiểm soát dưới 4%.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để kiểm soát lạm phát dưới 4% theo mục tiêu mà Quốc hội đã đặt ra, thưa ông?
Tạm thời, dịch bệnh Covid-19 chính là yếu tố chủ đạo kiềm chế lạm phát tại Việt Nam dưới 4% trong năm nay và năm sau. Bởi do Covid-19 nên nhiều người dân đã thắt chặt chi tiêu, tình trạng thất nghiệp vẫn còn cao, trong khi đó tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều bất định nên doanh nghiệp cũng chưa đẩy mạnh đầu tư, những yếu tố này đã làm cho giá cả chưa thể tăng mạnh được. Nhưng khi nền kinh tế phục hồi, người tiêu dùng có thể tăng chi tiêu của mình lên, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sẽ gây áp lực cho lạm phát cao hơn. Chính vì vậy, việc kiểm soát lạm phát trong giai đoạn tiếp theo còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng như của các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, vì nó tác động đến giá hàng hóa cơ bản trên thế giới.
Trong khoảng 5-7 năm trở lại đây, chính sách tiền tệ tại Việt Nam được hoạch định tương đối thận trọng, nên lạm phát cao như giai đoạn 2007-2011 có thể loại trừ. Tuy nhiên, với mức tăng cung tiền luôn cao hơn so với GDP danh nghĩa, việc lạm phát vượt mức 4% vào một thời điểm nào đó là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cùng với quá trình phục hồi kinh tế cũng như áp lực lạm phát dần gia tăng, xu hướng chung là lãi suất sẽ dần dần tăng theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện hành cho đến hết năm 2021. Nhưng kể từ năm sau, nếu kinh tế Việt Nam phục hồi khả quan, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ có những điều chỉnh nhất định về chính sách tiền tệ.
Nhằm giảm bớt áp lực và kiểm soát bền vững lạm phát trong năm 2022, các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt nhiều biện pháp như theo dõi sát diễn biến cung cầu giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, chủ động trong việc điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đúng thời điểm với liều lượng phù hợp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK