Ý thức thượng tôn pháp luật của người Việt Nam còn thấp kém
Phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) xung quanh vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của hệ thống luật pháp cũng như việc chấp hành luật pháp đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội?
Qua nghiên cứu lịch sử thế giới trong 100 năm gần đây, có thể nói các quốc gia phát triển nhanh và mạnh đều là quốc gia có hệ thống luật pháp khá hoàn chỉnh và đặc biệt là bộ máy thực thi luật pháp cũng rất quan trọng. Xã hội nào được tổ chức trên nền tảng luật pháp hoàn chỉnh, đầy đủ, thực thi nghiêm minh thì chắc chắn đất nước đó là mạnh, bất kể là đất nước đa đảng hay một đảng. Bởi, mọi công dân trên cơ sở tuân thủ luật pháp mới tin cậy nhau, gắn bó với nhau, từ đó cố kết thành một cộng đồng mạnh.
Có quan điểm cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương còn nhiều lỏng lẻo, thậm chí tồn tại những “lỗ hổng”. Quan điểm của ông ra sao?
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, ý thức thượng tôn pháp luật của người Việt Nam còn thấp kém, dưới xa mức trung bình. Về vấn đề này, Việt Nam đứng ở “top” cuối trong nhóm các nước ASEAN, thua Thái Lan, Malaysia, thậm chí thua Lào, Campuchia, …
Đây là một trong những nguyên nhân làm đất nước không phát triển nhanh được, thậm chí trì trệ triền miên, ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. Điều này được thể hiện trước hết về kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam khá thấp, chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/11 của Nhật Bản, 1/10 Hàn Quốc và 1/5 của Malaysia.
Nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí là “bài toán” chung của mọi Nhà nước, chỉ khác nhau ở mức độ, quy mô, tính chất chứ hầu như không có Nhà nước nào không có tham nhũng. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở Việt Nam tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra phổ biến ở mọi lĩnh vực.
Ở phương diện xã hội, việc ý thức thượng tôn pháp luật hạn chế góp phần tạo nên một “bức tranh” xã hội bát nháo. Điều này thể hiện rõ nhất ở tình trạng tai nạn giao thông, bất chấp luật pháp. Hiện nay, Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về tai nạn giao thông. Quan hệ giữa con người với con người đã ở mức cảnh báo, chỉ riêng mỗi dịp tết Nguyên đán vừa qua đã ghi nhận tới 5.000-6.000 vụ đánh nhau…
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc lỏng lẻo kỷ cương, kỷ luật, xem nhẹ tinh thần thượng tôn pháp luật có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như thế nào, thưa ông?
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại, gần đây nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết giữa 11 nước. Trong 11 nước tham gia TPP, Việt Nam có xuất phát điểm thấp nhất về kinh tế, trình độ phát triển, trình độ tổ chức xã hội. Với một xuất phát điểm như vậy, nếu ý thức pháp luật kém nữa sẽ tạo ra áp lực ngày càng lớn, những thách thức đặt ra sẽ nhân lên gấp bội và đương nhiên thách thức càng lớn thì vượt qua càng khó.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lỏng lẻo kỷ luật, kỷ cương có khá nhiều. Một số ý kiến nhận định rằng, mấu chốt là bởi khâu tổ chức thực thi luật pháp chưa đến nơi đến chốn. Xin ông phân tích rõ hơn khía cạnh này?
Có một loại ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính là do hệ thống luật pháp không hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng ý thức kém. Trên thực tế, đúng là hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh nhưng nếu những cái đã có được thực hiện nghiêm chỉnh thì xã hội hiện tại đã tốt đẹp hơn nhiều.
Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu, chủ chốt là khâu tổ chức thực thi luật pháp yếu kém từ trên xuống dưới. Luật pháp, Nghị quyết đã có, song thực hiện không đến nơi đến chốn, trách nhiệm thuộc về đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Đội ngũ quan chức và công chức thực thi luật pháp không đầy đủ, nghiêm chỉnh nên “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Có thể nói, người dân như sản phẩm, cán bộ như cái khuôn làm ra sản phẩm đó. Khuôn tròn thì làm ra sản phẩm tròn và ngược lại. Trên thực tế, mỗi đơn vị từ cấp Vụ, Viện, Cục… chỉ cần Vụ trưởng, Viện trưởng hay Cục trưởng nghiêm chỉnh, sáng suốt trong chấp hành luật pháp, trong sáng về cái tâm thì chắc chắn tổ chức ấy nghiêm chỉnh.
Ngoài hệ thống luật pháp không hoàn chỉnh, tổ chức thực thi yếu kém thì việc xử lý vi phạm luật pháp không nghiêm minh cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới ý thức thượng tôn pháp luật kém. Tình trạng nể nang người thân, họ hàng, cánh kíp, xử phạt không nghiêm minh, không công bằng và chậm trễ dẫn tới không có sức răn đe.
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân đã nêu, ông có thể cho biết, đâu là biện pháp hữu hiệu nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong thời gian tới?
Trên thực tế, để giải quyết vấn đề, chỉ cần làm đúng như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng VI đã nêu, đó là: Với lương tâm của người cộng sản, mỗi cán bộ, đảng viên hãy tự xem xét mình đã sống bằng lao động của mình hay chưa. Người có chức vụ càng cao yêu cầu về gương mẫu càng lớn, không ai có quyền tự ban phát cho mình những đặc quyền đặc lợi cả.
Riêng trong vấn đề hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, điểm mấu chốt là quy định trách nhiệm người đứng đầu không rõ ràng, không chặt chẽ. Ngay trong Hiến pháp năm 2013, phần nói về quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ và trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ cũng thể hiện khá rõ điều này. Cụ thể, trong Hiến pháp có 12 Điều quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ, còn chỉ có 8 Điều dành cho Thủ tướng Chính phủ, trong đó chủ yếu quy định Thủ tướng ký quyết định, đốc thúc công việc, tổ chức họp Chính phủ…
Hệ thống hành pháp của Việt Nam đang vận hành theo một cơ chế rất lạc hậu. Trên thế giới, mọi quốc gia đều xác định nguyên tắc một việc chỉ do một cơ quan phụ trách. Một cơ quan chỉ do một người chịu trách nhiệm, còn ở Việt Nam thì là một tập thể. Để khắc phục những điều này, hệ thống luật pháp và cơ quan Chính phủ, hành chính cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ pháp lý của người đứng đầu. Đó là gốc rễ để làm kỷ luật đất nước nghiêm chỉnh, mạnh lên.
Song song với đó, cần nâng cao chất lượng “đầu vào” của lãnh đạo các cấp. Ngoài ra, tôi cho rằng hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí cần kịp thời thông tin chân thực về các tấm gương lãnh đạo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, trong sáng. Lãnh đạo này tính từ cấp Tổ trưởng tổ dân phố cho tới lãnh đạo các tỉnh, các bộ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố 6 bị can trong vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
19:07 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan