Xung đột Nga – Ukraine: Hai chiều tác động đến doanh nghiệp Việt
Giá dầu neo cao sẽ thúc đẩy các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Ảnh: ST |
Dầu khí, thép, phân bón thêm cơ hội?
Theo các chuyên gia, hoạt động giao thương giữa Việt Nam với Nga và Ukraine chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng giá trị thương mại, lần lượt là 1% và 0,1%. Vì vậy, ảnh hưởng của sự kiện Nga và Ukraine đến thương mại của Việt Nam là không quá lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng rõ ràng nhất đến các doanh nghiệp Việt Nam lại từ tình hình chung của thế giới, với việc giá xăng dầu liên tục tăng cao, đẩy giá nguyên vật liệu cũng đi lên, kéo theo áp lực về lạm phát.
Chính vì thế, theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán VnDirect, ngành có khả năng được hưởng lợi từ việc giá hàng hóa tăng bao gồm dầu khí, thép và phân bón. Cụ thể, giá dầu Brent được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do tác động tổng hợp đến từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu hiện nay và tình hình căng thẳng địa chính trị tại Ukraine. Điều này sẽ thúc đẩy các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Đồng quan điểm, theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán BSC, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khoan, xây lắp giàn khoan, kho nổi như Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) dự kiến có được các hợp đồng mới với giá trị cao hơn. Đối với nhóm trung nguồn, nhu cầu vận tải dầu năm 2022 dự kiến sẽ gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các dự án Dung Quất, Nghi Sơn hồi phục. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng hệ thống kho chứa.
Đối với ngành thép, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam. Vì thế, BSC cho rằng, nguồn cung thiếu hụt do các lệnh cấm vận hàng hóa từ Nga sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu khác vào thị trường này, đặc biệt với nhóm tôn mạ hiện đang xuất nhiều sang thị trường này như Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (NKG) hay Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG).
Phân bón cũng là một trong những ngành được hưởng lợi, bởi theo VnDirect, Nga chiếm 13% tổng kim ngạch thương mại phân bón chính trên toàn cầu và gần 16% thương mại toàn cầu đối với các loại phân bón thành phẩm quan trọng. Do đó, các biện pháp trừng phạt do châu Âu và Mỹ áp đặt lên Nga sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, dẫn đến tăng giá phân bón.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, ngành cá tra Việt Nam có thể gián tiếp hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine. Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của ngành cá tra Việt Nam vào năm 2021, nên các doanh nghiệp có thể tận dụng tình hình này để mở rộng thị phần và tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU.
Ngành vận tải gặp khó
Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, ngành vận tải biển đang phải đối mặt với tác động từ xung đột Nga - Ukraine, vì Nga là nước xuất khẩu lớn dầu khí và nhiều nguyên liệu cơ bản... Hiện tại, tất cả các cảng của Ukraine ở Biển Đen đều phải đóng cửa trong khi các cảng của Nga vẫn hoạt động, tuy nhiên một số hãng tàu bắt đầu cân nhắc việc tạm dừng tất cả các chuyến hàng đến Nga để tránh những hậu quả không mong muốn. Nếu tình hình tiếp tục diễn biến xấu, SSI cho rằng điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Mặt khác, chi phí nhiên liệu tăng và giá cả tăng do lạm phát có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức mua.
Do vậy, Bộ phân phân tích của Chứng khoán SSI nhận định gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023, do 3 yếu tố gồm ca nhiễm Omicron tăng nhanh và khả năng xuất hiện các biến thể mới, chính sách "không Covid" của Trung Quốc, căng thẳng leo thang giữa Nga - Ukraine sẽ gây thêm áp lực lên thương mại toàn cầu.
Để tránh khó khăn này, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển hướng kế hoạch kinh doanh. Đơn cử, đại diện Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An cho hay, Công ty sẽ bổ sung 6 tàu mới trong giai đoạn 2022-2024, nhưng sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh trong thị trường châu Á để tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi. Hơn nữa, trong 3 năm tới, công ty đặt mục tiêu tiến ra thị trường khu vực, với bước đầu là hợp tác với các hãng tàu nước ngoài để mở các tuyến dịch vụ mới trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á bắt đầu từ nửa cuối năm 2022.
Bên cạnh ngành vận tải, theo nhiều báo cáo phân tích, những lĩnh vực như thức ăn chăn nuôi, dầu ăn, điện khí, điện than… cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Chẳng hạn với ngành thức ăn chăn nuôi, theo VnDirect, Nga và Ukraine là các nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ nhất và thứ 3 thế giới, căng thẳng giữa 2 nước đã khiến giá lúa mì tăng 17,8% so với mức giá trước xung đột. Trong khi lúa mì là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Còn với ngành điện khí, giá bán điện có thể tăng theo giá dầu thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nguồn điện khí và biên lợi nhuận bị thu hẹp. Hơn nữa, tiến độ một số các dự án năng lượng của nhà đầu tư Nga có thể bị ảnh hưởng bao gồm nhiệt điện (Long Phú 1, Quảng Trị) và điện năng lượng tái tạo (Vĩnh Phong).
Nói thêm về những tác động đến doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, các biện pháp trừng phạt thương mại đang khiến giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng cao, đẩy chi phí logistics đi lên… khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu đang hồi phục cũng sẽ bị chững lại. Trong khi đó, Việt Nam lại là nền kinh tế có độ mở cao, nên hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng.
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK