Xúc tiến xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp TPHCM
Doanh nghiệp TPHCM cần bổ sung hàng chục nghìn lao động | |
Phương án nào sản xuất an toàn cho doanh nghiệp |
Khu trưng bày hàng xuất khẩu tại Showroom Xuất khẩu của TPHCM. Ảnh: T.K |
Xúc tiến trực tiếp
Sau hơn 2 tháng thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, TPHCM, doanh nghiệp cơ bản phục hồi sản xuất, TPHCM bắt đầu triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trực tiếp nhằm quản bá sản sản phẩm, kết nối xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm” do ITPC phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM (FFA) tổ chức, khai mạc vào sáng nay 13/12 sẽ mở đầu cho chuỗi các chương trình triển lãm sản phẩm chuyên ngành sẽ được ITPC tổ chức định kỳ hàng quý tại Showroom Xuất khẩu của TPHCM.
Chương trình năm nay đã quy tụ gần 85 doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm tiêu biểu của Thành phố với 716 mặt hàng, 4.700 sản phẩm nông, thủy sản tham gia giới thiệu sản phẩm uy tín của doanh nghiệp.
Bên cạnh các thương hiệu lớn, có uy tín trong ngành như Vissan, Sagri, Acecook Việt Nam, Ba Huân, Tân Tân…, Ban tổ chức cũng thiết kế khu trưng bày dành riêng cho nhóm sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhỏ và siêu nhỏ để hỗ trợ kết nối với đại diện các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại và xuất khẩu, như: AEON Việt Nam, AEON TOPVALU Việt Nam…, từ đó mở rộng thị trường, định hướng và xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chia sẻ về lý do ITPC lựa chọn ngành lương thực, thực phẩm để mở đầu cho chuỗi hoạt động triển lãm được tổ chức trong điều kiện bình thường sau làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế - xã hội và đời sống người dân Thành phố, ông Nguyễn Tuấn cho biết, ngành lương thực, thực phẩm được TPHCM xác định là một trong bốn ngành trọng điểm, chiếm 13,78% giá trị sản xuất và đóng góp 13,69% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp của thành phố.
Theo ông Tuấn, hiện nay, phần lớn doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm có thương hiệu, uy tín của Việt Nam đều chủ yếu tập trung tại TP.HCM và số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cũng tăng trưởng khá nhanh, bình quân 13,7%/năm trong 5 năm qua.
Hơn nữa, sau những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc nhà mua hàng chuyển qua đặt hàng ở quốc gia khác dẫn đến tắc cả đầu vào lẫn đầu ra, khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, chương trình này nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, khởi động lấy đà phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời cụ thể hóa những chủ trương, chính sách trong “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực, thực phẩm TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030” của UBND TPHCM.
Doanh nghiệp tăng ca, tăng công suất
Chia sẻ về hoạt động xúc tiến này, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch FFA, cho biết, sau khi UBND TPHCM ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 30/9/2021 và Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, thống nhất các quy định chống dịch theo hướng “Sống chung, thích ứng an toàn với Covid-19” trên phạm vi cả nước, cộng đồng doanh nghiệp rất phấn khởi và tự tin bước vào khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Từ đây, các chính sách chống dịch sẽ được nhất quán, đặc biệt là vấn đề vận chuyển, lưu thông hàng hóa được các cấp ngành, địa phương tạo thuận lợi nhất để chuỗi cung ứng nguyên liệu hàng hóa diễn ra thông suốt ở tất cả các lĩnh vực”, bà Lý Kim Chi nói.
Đánh giá về thực tế thích ứng của doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, theo bà Lý Kim Chi, hiện tất cả đã trở lại sản xuất an toàn, đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch với 80% – 100% công suất. Thậm chí thời điểm này các doanh nghiệp còn tăng công suất, tăng ca để tăng lượng hàng hóa, ổn định giá cả, đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ, nhất là chuẩn bị dự trữ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và xuất khẩu.
Thuận lợi của các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm trong bối cảnh tái sản xuất, phục hồi kinh doanh sau tác động nặng nề của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư là nắm giữ lợi thế của ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu nên đảm bảo được lực lượng lao động đủ đáp ứng quay lại sản xuất ngay và nhanh nhất. Hầu hết các doanh nghiệp đều được tạo điều kiện duy trì hoạt động sản xuất trong thời điểm giãn cách khắt khe nhất. Vì vậy, khi tái sản xuất trở lại, tình trạng thiếu hụt lao động trong các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm không nghiêm trọng như các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, Chủ tịch FFA nhận định trong thời gian tới, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực, khó khăn, nhất là nguồn vốn sản xuất. Theo bà Chi, sau các đợt dịch Covid-19 vừa qua, hầu hết doanh nghiệp đều hụt nguồn vốn tái sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm. Nguồn vốn dự trữ của các doanh nghiệp trước đó đã phải trưng dụng cho các chi phí phát sinh trong thời gian duy trì sản xuất, đảm bảo các mặt hàng thực phẩm thiết yếu cho TPHCM trong thời điểm giãn cách nên rất cần vay ngân hàng.
Bà Lý Kim Chi cũng cho rằng việc tái khởi động các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp, sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp có thêm cơ hội trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, thiết lập quan hệ, tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tuần lễ triển lãm sản phẩm sẽ diễn ra từ ngày 13/12 đến hết ngày 19/12/2021. Trong khuôn khổ Tuần lễ triển lãm, ITPC sẽ tổ chức 3 hội thảo: Xúc tiến Thương mại và Đầu tư với thị trường Nhật Bản – Định hướng xuất khẩu và kết nối doanh nghiệp trong bối cảnh mới; Xúc tiến thương mại và đầu tư với thị trường New Zealand – Tận dụng cơ hội các chuỗi giá trị mới trong khối ASEAN – New Zealand và Hội thảo Những xu hướng chính thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp phục hồi cho doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội và đối tác giao thương. |
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK