Xuất siêu hay nhập siêu không nhiều ý nghĩa
Sau 3 năm xuất siêu, Việt Nam đã quay lại nhập siêu với gần 3,75 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2015. Nhiều ý kiến cho rằng, nhập siêu quay lại là tích cực. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Nhiều người khi thấy xuất siêu cho là thành tích và khi nhập siêu cũng tìm ra lý do để mừng và cho là “tích cực”. Tôi không nghĩ như vậy!
Trên thực tế, việc xuất siêu cũng chẳng đáng mừng vì xuất siêu cơ bản do khu vực FDI mang lại. Năm 2014, XK của khu vực FDI chiếm 68% tổng giá trị XK và trong 6 tháng đầu năm 2015 tuy nhập siêu nhưng XK của FDI chiếm trong tổng kim ngạch XK lên đến 71%. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nặng gia công nên nói NK nhiều là sản xuất tích cực cũng không sai nhưng phần Việt Nam nhận được trong chuỗi giá trị của sản phẩm là rất thấp (chỉ là phần gia công).
DN FDI tại Việt Nam đang đóng góp nhiều vào nhập siêu. Điều này cho thấy, họ đang khai thác tận dụng thị trường và lợi thế giá rẻ của Việt Nam để phát triển. Tuy nhiên, về dài hạn, khu vực này sẽ không tăng trưởng bền vững. Phải chăng, nhập siêu của Việt Nam sẽ khó có thể cải thiện?
Nếu chỉ tính đến vấn đề XNK hoặc xuất siêu hay nhập siêu mà không tính đến các vấn đề cơ bản khác thì khu vực FDI là có công trong vấn đề này. Vấn đề nhập siêu của Việt Nam theo tôi nếu không có khu vực FDI thì sẽ còn nhiều nữa.
Nhập siêu của Việt Nam là do cấu trúc kinh tế lệch lạc, quá chú trọng vào công nghiệp chế biến - nơi mà hầu hết là gia công, lắp ráp. Ngoài ra, việc nền kinh tế hầu như không có sản phẩm hỗ trợ nên nếu muốn sản xuất thì phải nhập nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Các sản phẩm mang mác nhãn Việt Nam nhưng cấu thành lên nó hầu hết từ nước ngoài, cái phần Việt Nam chỉ là sức lao động kết tinh trong đó.
Chỉ tiêu Quốc hội đề ra, nhập siêu năm 2015 không quá 5% tổng kim ngạch XK (khoảng 6-8 tỷ USD). Với tốc độ nhập siêu như hiện nay thì liệu mục tiêu này có đạt được không, thưa ông?
Đối với Việt Nam hàm lượng Việt Nam trong giá trị XK rất thấp, chỉ là công gia công, lắp ráp. Chẳng hạn 6 tháng đầu năm 2015 cũng như năm trước, XK của Việt Nam trừ tài nguyên thì cơ bản là điện thoại các loại, máy tính, dệt may và giày dép. Những sản phẩm này rõ ràng chỉ là gia công, lắp ráp chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị của sản phẩm. Như vậy, XK ở đây bản chất là XK hộ nước khác, giá trị của nước khác nằm trong những sản phẩm XK nhiều hơn giá trị mà phía Việt Nam thực sự được hưởng nhiều. Nên việc đặt ra chỉ tiêu 5% trên tổng kim ngạch XK không có nhiều ý nghĩa.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều mặt hàng nước ngoài sẽ nhập về Việt Nam nhiều hơn. Xu hướng này gây áp lực như thế nào đến con số nhập siêu của Việt Nam? Liệu rằng, đến năm 2020, chúng ta có thể cân bằng được cán cân thương mại, thưa ông?
Nếu cấu trúc kinh tế thay đổi thực sự có thể cải thiện được điều này. Có một số nghiên cứu cho rằng, nên ưu tiên chú trọng đến khu vực dịch vụ, rồi nông nghiệp và cuối cùng mới là công nghiệp chế biến không chỉ làm giảm nhập siêu mà các chỉ số vĩ mô khác như thu nhập Quốc gia (GNI), thu nhập Quốc gia khả dụng (NDI), để dành (saving) của nền kinh tế...
Xin cảm ơn ông!
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nhập siêu tăng do cả XK tăng chậm và NK tăng nhanh. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2015, tốc độ tăng XK (so với cùng kỳ) chưa bằng một nửa cùng kỳ 2014 (7,3% so với 15,4%). Trong khi đó, tốc độ tăng NK (so với cùng kỳ) 5 tháng lại cao gấp rưỡi so với cùng kỳ 2014 (15,8% so với 9,6%). NK tăng chủ yếu do tăng nhập các mặt hàng phục vụ sản xuất như: Điện tử, máy tính, linh kiện tăng 36,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện khác tăng 35,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 21,5%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 12,8%. Điều này cho thấy nhập siêu tăng vừa do giá hàng hóa thế giới giảm vừa do cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào NK máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất. |
Tin liên quan
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
15:09 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
10:11 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường Halal
08:30 | 13/11/2024 Kinh tế
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh
08:05 | 13/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan