Xuất siêu 9,4 tỷ USD, xuất khẩu vẫn đối diện nhiều thách thức
![]() |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: N.Linh |
Động lực từ công nghiệp chế biến
Theo thông tin Bộ Công Thương vừa công bố, trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang chậm lại, đặc biệt là từ hai thị trường hàng đầu của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU, lượng đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại từ tháng 9/2022 nên kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 10/2022 tăng không nhiều so với tháng trước đó.
Tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 30,27 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 312,8 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 80,36 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 232,46 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 74,3%.
Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn là động lực trong tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước khi chiếm tỷ trọng 86% tổng xuất khẩu cả nước, với kim ngạch ước đạt 269,5 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nhóm hàng này, xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 10% như: phân bón các loại tăng 153%; hóa chất tăng 40,8%; sản phẩm hóa chất tăng 31,2%; hàng dệt và may mặc tăng 22%...
Tháng 10/2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,27 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 24,9 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,3 tỷ USD.
Xu hướng bảo hộ tăng, đơn hàng giảm
Thời gian tới, Bộ Công Thương cho rằng, bối cảnh quốc tế có những yếu tố thuận lợi nhưng cũng còn nhiều thách thức đối với hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thị trường xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố địa chính trị khác nhau, do đó giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng.
Đáng chú ý, lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia là các thị trường lớn của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu, gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước. Đồng thời, nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Hoa Kỳ thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng, dẫn tới đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD.
“Thị trường xuất khẩu đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường khi kinh tế Hoa Kỳ và nhiều nước có nguy cơ rơi vào suy thoái, làm gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế..., dẫn tới nhiều hệ lụy cho tăng trưởng kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu trong nước do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn (trên 200% GDP)”, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Trong khi đó tại thị trường nội địa, đồng USD tăng giá gây tác động bất lợi đến nhập khẩu do hiện nay nước ta nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu. Tỷ lệ mất giá của đồng VND so với đồng USD trong xu hướng mất giá chung làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước khác như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia...
Việc tỷ giá USD tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu để gia công xuất khẩu (dệt may, da giày, điện tử, nhựa….), gây sức ép giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Các đơn đặt hàng từ phía nhà nhập khẩu có xu hướng giảm do tác động tiêu cực của lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... kết hợp với lượng hàng tồn kho cao tại các hệ thống bán lẻ sẽ làm giảm hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề cập tới vấn đề, chuỗi cung ứng vẫn có nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu. Giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Xu hướng bảo hộ mậu dịch vẫn tiếp tục khi các quốc gia vẫn tăng cường việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước.
Trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thiếu vốn và tiếp cận các nguồn vốn còn khó khăn, ảnh hưởng đến phục hồi và mở rộng sản xuất...
10 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 93,4 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46,9 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt 39,4 tỷ USD, tăng 22,3%. Xuất khẩu sang ASEAN ước đạt 28,9 tỷ USD, tăng 24%. Xuất khẩu sang Hàn Quốc ước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 15,4%. Xuất khẩu sang Nhật Bản ước đạt 19,8 tỷ USD, tăng 22%. |
Tin liên quan

Đến 15/9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464 tỷ USD
15:17 | 23/09/2023 Xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 69% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
16:15 | 19/09/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân

Hoa Kỳ - thị trường giàu tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa
07:40 | 12/09/2023 Kinh tế

Xuất khẩu bền vững sang EU, doanh nghiệp phải “xanh”
19:45 | 19/09/2023 Xuất nhập khẩu

Giá gạo xuất khẩu cao nhất trong gần 2 năm trở lại đây
16:37 | 19/09/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận kết quả tích cực
11:21 | 19/09/2023 Xuất nhập khẩu

2 nhóm hàng xuất khẩu tăng “tỷ đô” trong 8 tháng
09:06 | 19/09/2023 Xuất nhập khẩu

Tháng 8, lượng cao su xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ đầu năm
15:25 | 18/09/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu bật tăng nửa cuối tháng 8
09:52 | 18/09/2023 Xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đạt hơn 208 tỷ USD
16:21 | 16/09/2023 Xuất nhập khẩu

Loại hạt xuất khẩu thu hơn 2 tỷ USD trong 8 tháng
16:06 | 16/09/2023 Xuất nhập khẩu

Loạt nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp bật tăng trong tháng 8
15:57 | 14/09/2023 Xuất nhập khẩu

8 tháng, xuất khẩu rau quả vượt cả năm 2022
14:59 | 13/09/2023 Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mỹ luôn giữ vị trí số 1
09:59 | 13/09/2023 Xuất nhập khẩu

Hải Phòng, Bắc Giang vượt Đồng Nai về kim ngạch xuất khẩu
09:14 | 13/09/2023 Xuất nhập khẩu

Việt Nam có đối tác thương mại đầu tiên đạt mốc 100 tỷ USD trong năm 2023
14:28 | 12/09/2023 Xuất nhập khẩu
Tin mới

Những kiến trúc giống... Tây

Hải quan cửa khẩu quốc tế Nam Giang: Khắc phục khó khăn, nỗ lực thông quan hàng hóa

Hàng giả tổn hại đến thương hiệu doanh nghiệp

Đến 15/9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464 tỷ USD

Dùng ô tô vận chuyển 800 kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc

LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số
10:16 | 08/09/2023 Megastory

Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành
18:55 | 07/09/2023 Thuế - Kho bạc

Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam
10:00 | 08/09/2023 Xuất nhập khẩu

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Đặng Văn Đức
15:14 | 17/08/2023 Infographics

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Vũ Thị Phương
15:14 | 17/08/2023 Infographics