Xuất khẩu tôm có cơ hội đạt trên 4 tỷ USD
Nhiều cơ hội gia tăng thị phần xuất khẩu tôm sang Mỹ | |
Đến năm 2025, tôm xuất khẩu sẽ đạt trên 5,6 tỷ USD |
Xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm 2022 tăng tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: N.Thanh |
Nhiều cơ hội tại thị trường Mỹ, EU
Theo Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), trong năm 2022, XK tôm của Việt Nam sẽ phải đối diện một số thách thức mới. Điều tra của Liên minh thủy sản toàn cầu (GAA) cho thấy, sản lượng tôm của thế giới năm 2021 tăng khoảng 8,9% so với năm 2020 và dự đoán năm 2022 vẫn tiếp tục tăng. Điều này sẽ gây ra những tác động rất lớn đối với ngành tôm Việt Nam. Cụ thể, cạnh tranh tại thị trường NK tôm chính của Việt Nam trở nên gay gắt hơn; giá tôm nguyên liệu thế giới có xu hướng giảm sẽ gây áp lực lớn cho ngành tôm Việt Nam. Bên cạnh đó, thách thức còn đến từ sự thay đổi về quy định kiểm dịch đối với sản phẩm NK ở nhiều quốc gia, những cảnh báo về an toàn thực phẩm.
- 2 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản của Việt Nam chạm mốc 1,5 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK tôm trong tháng 2 đạt 237 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa kết quả 2 tháng đầu năm 2022 lên 550 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường NK chính tôm của Việt Nam là: Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. - Dù đối mặt khó khăn, thách thức nhất định song dự kiến, XK tôm Việt Nam trong năm 2022 sẽ tăng trưởng từ 10-12%, vượt mốc 4 tỷ USD. Trong đó, tăng trưởng về trị giá là 7-10%; tăng trưởng về sản lượng là 2-3%. (theo VASEP) |
Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phân tích, năm nay nhìn chung nhu cầu thị trường sẽ tiếp tục phục hồi, song sẽ khó thực hiện các hợp đồng dài hạn, trung hạn, chuyển sang hợp đồng ngắn hạn, đơn lẻ. Nhóm thị trường chủ lực của tôm Việt Nam vẫn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Mỹ là thị trường điểm sáng của tôm Việt Nam năm 2021 với kim ngạch XK đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường điểm sáng của các quốc gia XK tôm khác như: Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Việt Nam có thế mạnh về tôm tẩm bột, nhưng đối với tôm nguyên vỏ và lột vỏ thì Ấn Độ, Indonesia và Ecuador chiếm thị phần lớn. “Năm 2022, Mỹ vẫn sẽ là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam. Tận dụng lợi thế về thuế chống bán phá giá đang là 0%, các DN tiếp tục đẩy mạnh XK tôm vào thị trường này khi nhu cầu thị trường còn rất lớn”, ông Hoè nói.
Với thị trường EU, sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, XK tôm vào EU giảm trong quý 3/2021 và bắt đầu tăng mạnh trở lại trong quý 4/2021, phần lớn là XK tôm cỡ nhỏ. Năm 2022, nhu cầu tiêu thụ tôm tại thị trường EU bắt đầu tăng trở lại, đặc biệt tại Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ,... Đối thủ lớn nhất của tôm Việt Nam tại EU là Ecuador, tuy nhiên tôm Việt Nam có thế mạnh ở những sản phẩm chế biến sâu với size vừa và nhỏ.
“XK tôm sang thị trường Nga sẽ bị đứt đoạn do các nguy cơ về thanh toán, vận chuyển và sẽ khó phục hồi trong thời gian ngắn. Ngoài các thị trường chủ lực, DN cần tập trung thêm các thị trường tiềm năng khác như: Canada, Australia, Anh,… nhằm hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm thị trường. Các DN cũng cần phải có chiến lược để phát triển sản phẩm thế mạnh tại các thị trường chủ lực, hạn chế thế mạnh của các quốc gia khác”, Tổng Thư ký VASEP nhấn mạnh.
Tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh
Nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp nhận định, chiến sự Nga-Ukraine cộng với chi phí nhiên liệu, phí vận chuyển quốc tế tiếp tục tăng là những yếu tố tác động mạnh mẽ lên giá thành sản phẩm tôm Việt Nam năm 2022. Giá thành tăng dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm Ấn Độ, Ecuador và Indonesia.
Đại diện Tổng cục Thuỷ sản nêu rõ, tồn tại, thách thức không nhỏ mà ngành tôm Việt phải đối mặt là tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn NK và khai thác từ tự nhiên, trong nước mới cung cấp được một phần, chưa chủ động trong sản xuất. Về tổng thể, giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp); chi phí con giống cao do phải NK tôm bố mẹ; nhiều vùng nuôi thiếu điện phải sử dụng máy nổ để bơm nước, quạt khí, phát điện (chi phí cao gấp 2 lần so với sử dụng điện); giá cước vận chuyển vật tư, nguyên liệu cao.
Bên cạnh đó, công nghệ vùng nuôi tôm quảng canh chưa phù hợp, năng suất thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao; mặc dù diện tích lớn nhưng sản lượng và giá trị thấp. Khu vực nuôi tôm quảng canh cần có những đột phá về giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ, về con giống (cần con giống có khả năng kháng bệnh, tăng trưởng nhanh).
Thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm; trong đó nhấn mạnh vai trò của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cần đẩy mạnh nghiên cứu, nhân rộng sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao, hạn chế tối đa NK. Ngoài ra, ông Tiến cũng yêu cầu các đơn vị, DN đẩy mạnh tổ chức liên kết trong chuỗi tôm. "Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ cần liên kết thành hợp tác xã, tổ hợp tác. Đây là hình thức sản xuất rất quan trọng, liên kết theo chuỗi sẽ thúc đẩy ngành tôm phát triển bền vững", ông Tiến nói.
Tin liên quan
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
9 tháng, thương mại Việt Nam - Chi Lê đạt hơn 1 tỷ USD
10:11 | 10/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan