Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Chất lượng quyết định thành công

(HQ Online) - Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng XK từ Việt Nam sang Trung Quốc vừa được ký kết, có hiệu lực từ 11/7, đã mở ra “cánh cửa” XK chính ngạch cho sầu riêng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Để tận dụng tốt cơ hội này cần sự chuẩn bị kỹ càng, đồng bộ từ cơ quan quản lý nhà nước, DN XK cũng như người nông dân.
Sầu riêng chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc
Sầu riêng khan hiếm, giá tăng cao kỷ lục dù đang vào vụ
Các DN có thể lên kế hoạch để XK sầu riêng ở mọi thời điểm sang Trung Quốc. 	Ảnh: ST
Các DN có thể lên kế hoạch để XK sầu riêng ở mọi thời điểm sang Trung Quốc. Ảnh: ST

Vừa mừng vừa lo

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, việc sầu riêng được XK chính ngạch sang Trung Quốc sẽ tạo thêm dư địa tăng trưởng cho một ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, góp phần cải thiện thu nhập của hàng trăm nghìn bà con nông dân, nhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phân tích: khi XK sầu riêng vào Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế nhất định. Hiện nay, tổng sản lượng sầu riêng của Việt Nam đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm, với diện tích trồng dao động từ 85.000 – 90.000 ha, kéo dài trên một vài vùng sinh thái. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức sản xuất để rải vụ, thu hoạch nhiều tháng trong năm. Các DN có thể lên kế hoạch để XK sầu riêng ở mọi thời điểm sang Trung Quốc.

Theo Nghị định thư, tất cả các vùng trồng cũng như các cơ sở đóng gói sầu riêng XK sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ NN&PTNT (MARD) và được cả MARD và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phê duyệt.

Về quản lý vùng trồng, dưới sự giám sát của MARD, tất cả các vùng trồng đã đăng ký XK sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện như vệ sinh vườn trồng và cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng...

Ở góc độ đóng gói và chế biến, MARD hoặc cán bộ được MARD ủy quyền sẽ giám sát quy trình chế biến và đóng gói sầu riêng XK sang Trung Quốc. Trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày Nghị định thư có hiệu lực, cán bộ của MARD phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 2 năm, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%. Trong trường hợp phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng không được XK sang Trung Quốc.

Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật cho biết thêm: sầu riêng của Việt Nam có chất lượng rất cao, kể cả mùi vị và hàm lượng các dưỡng chất. Có rất nhiều nhà vườn trồng sầu riêng đã được kiểm tra chất lượng và nhận được đánh giá tốt.

Bên cạnh niềm vui, “tư lệnh” ngành nông nghiệp Lê Minh Hoan chia sẻ: gần đây, ông cũng nhận được nhiều thông tin, phản hồi bày tỏ sự lo lắng về các bước chuẩn bị, triển khai sắp tới của Việt Nam. Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh quy định nghiêm ngặt trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Do đó, từ người nông dân, cộng đồng DN XK nông sản cho đến các cơ quan chức năng ở địa phương và Trung ương cần chuẩn bị kỹ càng, tránh tâm lý nóng vội, chủ quan.

Từ góc độ DN XK, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết: tâm trạng hiện tại là vừa mừng vừa lo, thậm chí lo nhiều hơn mừng. Nhiều DN XK đang trăn trở vấn đề, Việt Nam sẽ phải làm gì để thay đổi chất lượng, xây dựng thương hiệu nhằm cạnh tranh được với sản phẩm của Thái Lan, Malaysia tại thị trường Trung Quốc?

“Ngoài ra, mức áp thuế với sầu riêng XK chính ngạch sẽ như thế nào, giá sầu riêng của đối thủ Thái Lan ra sao cũng là các vấn đề DN khá quan tâm. Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng Việt Nam nhưng cuộc chơi chính ngạch đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ để làm tốt, làm đúng quy định, xây dựng chất lượng ổn định mới có thể tồn tại ở thị trường này”, bà Ngô Tường Vy nhấn mạnh.

Yếu tố nữa khiến vị nữ doanh nhân này lo ngại là mở cửa thị trường rất khó nhưng đóng rất dễ. Việt Nam đã có nhiều bài học về việc này. “Dù DN nào vinh dự là đơn vị tiên phong được phía Trung Quốc phê duyệt cũng là điều đáng mừng cho nông nghiệp Việt Nam, song DN cũng mang trọng trách rất lớn bởi phía sau họ là nông dân và nhiều DN khác, làm không tốt có thể gây ảnh hưởng”, bà Vy nói.

Tránh phát triển nóng

Để tận dụng tốt cơ hội XK sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, ông Hoàng Trung nêu rõ: nội dung của Nghị định thư thực chất là các yêu cầu kỹ thuật buộc bên XK phải tuân thủ. Do đó, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương, DN và các chủ sở hữu cơ sở đóng gói, vùng trồng phải tuân thủ theo những nội dung này. Đặc biệt, phía Trung Quốc đưa ra các tiêu chí để có mã số vùng trồng rất rõ ràng như: phải ghi chép nhật ký gieo trồng, thu hoạch, các biện pháp theo dõi, xử lý các đối tượng sinh vật gây hại mà Trung Quốc quan tâm (gồm 1 loài ruồi, 3 loài rệp và 2 loài nấm). Cục Bảo vệ thực vật đã tập huấn, tuyên truyền để người trồng, cán bộ kỹ thuật địa phương nắm được và phổ biến cho các nhà vườn áp dụng.

Đáng chú ý, về vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), ngoài quy định của phía Việt Nam phải thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”, các nhà vườn cũng phải thực hiện các yêu cầu của phía Trung Quốc như: không sử dụng các hoạt chất không được sử dụng; áp dụng các chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV đối với cây sầu riêng… “Đây là những nội dung chính mà tới đây Cục đặt trọng tâm trong công tác quản lý diện tích cây sầu riêng. Từ đó, các sản phẩm sầu riêng của Việt Nam khi XK sang Trung Quốc không vượt mức dư lượng tối đa cho phép”, ông Hoàng Trung nói.

Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh thêm: cần tiếp tục duy trì tất cả các điều kiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn để được cấp mã số vùng trồng. Cục đã yêu cầu các nhà vườn, cơ quan chuyên môn tại địa phương phải thường xuyên theo dõi, giám sát để đảm bảo tính bền vững và duy trì được tất cả các yêu cầu kỹ thuật đối với mã số vùng trồng. “Nói cách khác, chúng ta phải duy trì được chất lượng của mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói”, ông Hoàng Trung khẳng định.

Xung quanh vấn đề XK sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam chia sẻ quan điểm: trước cơ hội mở ra cần cảnh báo về việc tránh phát triển nóng, phát triển ồ ạt cây sầu riêng. Nhà nước cần kết hợp với các nhà khoa học, nông dân cùng nghiên cứu, đi thực địa, tìm hiểu kỹ để xác định những vùng trồng sầu riêng có thế mạnh. Nếu phát triển ở vùng mới ngoài Nam bộ, Tây Nguyên, cần có sự tham gia kỹ lưỡng của nhà khoa học và nhà nông.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Hải quan Lào Cai góp phần thúc đẩy tăng trưởng giao thương với Trung Quốc

Hải quan Lào Cai góp phần thúc đẩy tăng trưởng giao thương với Trung Quốc

(HQ Online) - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện một số giải pháp để thúc đẩy ổn định và tăng trưởng thương mại với thị trường Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đưa giải pháp “gỡ tắc” trong xuất khẩu tôm hùm bông

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đưa giải pháp “gỡ tắc” trong xuất khẩu tôm hùm bông

(HQ Online) - Doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương đăng ký cơ sở sản xuất và đóng gói với Hải quan Trung Quốc.
Ô tô nhập về cảng Hải Phòng tăng mạnh

Ô tô nhập về cảng Hải Phòng tăng mạnh

(HQ Online) - Thông tin chi tiết về tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong tháng 10 của Tổng cục Hải quan cho thấy các dòng xe chủ lực nhập khẩu về cảng Hải Phòng đều tăng mạnh.
Khai phá thị trường xuất khẩu tiềm năng từ khu vực Á-Âu

Khai phá thị trường xuất khẩu tiềm năng từ khu vực Á-Âu

(HQ Online) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội để tận dụng những dư địa hợp tác với các nước trong khu vực Á-Âu. Tuy nhiên, để cụ thể hóa những cơ hội này, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn thì việc nắm bắt thông tin thị trường, cập nhật chính sách của khu vực cũng như tối ưu hóa các giải pháp marketing, thanh toán, vận tải cần được doanh nghiệp hết sức chú trọng.
Hà Lan - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu

Hà Lan - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu

(HQ Online) - Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu và cũng là đối tác nước ta có thặng dư lớn.
Khó khăn của ngành thủy sản dự báo sẽ kéo dài sang năm 2024

Khó khăn của ngành thủy sản dự báo sẽ kéo dài sang năm 2024

(HQ Online) - Bức tranh xuất khẩu của ngành thuỷ sản năm 2023 mặc dù khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn. Những khó khăn này dự kiến kéo dài từ nay đến cuối năm và sang cả năm 2024.
Nhật Bản - đối tác thương mại “chục tỷ đô” của Việt Nam

Nhật Bản - đối tác thương mại “chục tỷ đô” của Việt Nam

(HQ Online) - Nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
Lô yến sào đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái

Lô yến sào đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái

(HQ Online) - Tối 24/11, lô tổ yến đầu tiên đã được Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa xuất khẩu sang Trung Quốc qua cảng Cát Lái TPHCM.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 giảm hơn 5 tỷ USD

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 giảm hơn 5 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 (1-15/11) đạt 29,43 tỷ USD, giảm 14,7% (tương ứng giảm 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2023.
Xuất khẩu dệt may dự kiến cán đích 40,3 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may dự kiến cán đích 40,3 tỷ USD

(HQ Online) - Xuất khẩu dệt may cả năm dự kiến thu về 40,3 tỷ USD. Mục tiêu xuất khẩu toàn ngành hướng tới năm 2024 là 44 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng 30 lần

Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng 30 lần

(HQ Online) - Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng gấp 30 lần trong tháng 10/2023 và đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU.
Chưa hết  tháng 11, xuất khẩu gạo vượt cả năm 2022

Chưa hết tháng 11, xuất khẩu gạo vượt cả năm 2022

(HQ Online) - Tính đến 15/11, kết quả xuất khẩu gạo đã vượt cả năm 2022 về lượng và kim ngạch, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu rau quả cán mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả cán mốc 5 tỷ USD

(HQ Online) - Đến 15/11, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt mốc 5 tỷ USD, con số kỷ lục từ trước đến nay.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng dương ở hầu hết thị trường

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng dương ở hầu hết thị trường

(HQ Online) - Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra trong tháng 10/2023 đạt gần 173 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỳ vọng năm nay, Việt Nam sẽ thu về khoảng gần 1,8 tỷ USD từ mặt hàng này.
Làm gì để gia tăng giá trị xuất khẩu cho ngành quế ?

Làm gì để gia tăng giá trị xuất khẩu cho ngành quế ?

(HQ Online) - Là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng và là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 300 triệu USD mỗi năm, tuy nhiên Việt Nam hiện mới chỉ xuất khẩu quế ở dạng nguyên liệu thô, quy mô nhỏ, theo kiểu “mạnh ai nấy làm”.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến sát mốc 600 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến sát mốc 600 tỷ USD

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 11, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 30 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan công bố chiều ngày 20/11.
Xem thêm
cty-toan-phat
hd-bank

Tin mới

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong trường hợp cần thiết, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Luật để kịp thời xử lý các vướng mắc về pháp lý đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp bảo hiểm hiểu rõ và làm đúng quy định pháp luật

Để doanh nghiệp bảo hiểm hiểu rõ và làm đúng quy định pháp luật

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo tập huấn về Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ trưởng Võ Thành Hưng làm việc với Fitch Ratings

Thứ trưởng Võ Thành Hưng làm việc với Fitch Ratings

Ngày 28/11, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng có buổi làm việc trực tuyến với Đoàn chuyên gia phân tích từ tổ chức Fitch Ratings.
TP.Hồ Chí Minh sớm bứt phá nhờ cơ chế, chính sách mới, vượt trội

TP.Hồ Chí Minh sớm bứt phá nhờ cơ chế, chính sách mới, vượt trội

Đó là thông tin được PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ đề cập tại tọa đàm khoa học “Thực hiện pháp luật kinh tế ở TPHCM: Thực trạng và giải pháp” diễn ra ngày 28/11 do Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp
Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, chủ cửa hàng bị phạt gần 80 triệu đồng

Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, chủ cửa hàng bị phạt gần 80 triệu đồng

Ủy ban nhân dân TPHCM ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.T.L về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là mỹ phẩm.
LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

LONGFORM: Tăng lương tối thiểu vùng năm 2024: Thế khó cho cả doanh nghiệp và người lao động

Từ năm 2014 đến nay, lương tối thiểu (LTT) vùng trải qua 8 lần điều chỉnh với các mức tăng: 15,2% năm 2014, 14,2% năm 2015, 12,4% năm 2016, 7,3% năm 2017, 6,5% năm 2018, 5,3% năm 2019, 5,5% năm 2020 đến tháng 6/2022, 6% từ tháng 7 năm 2022 đến nay. Tuy nh
MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng

MEGASTORY: Hành trình chống gian lận hóa đơn điện tử: Cuộc chiến không khoan nhượng

Triển khai thực hiện hoá đơn điện tử (HĐĐT) là một đột phá lớn của ngành Tài chính trong công cuộc đổi mới quản lý thuế nói chung và cải cách hành chính thuế nói riêng. Việc ra đời HĐĐT đã thổi một luồng sinh khí mới vào bức tranh quản lý tài chính.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Đặng Sơn Tùng

Sáng ngày 15/11/2023, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường đã trao Quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Sơn Tùng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK.
Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Nguyễn Văn Đông

Ngày 9/11, tại trụ sở Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum, Tổng cục Hải quan tổ chức lễ công bố quyết định số 2623/QĐ-TCHQ về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Đông, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai –
Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Trần Hải Sơn

Inforgraphic: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk Trần Hải Sơn

Chiều 8/11, tại trụ sở Cục Hải quan Đắk Lắk, Tổng cục Hải quan tổ chức lễ công bố quyết định số 2626/QĐ-TCHQ về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Hải Sơn, Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk kể từ ngày 10
Phiên bản di động