Xuất khẩu sản phẩm nuôi biển mục tiêu 2 tỷ USD
Nhuyễn thể được xuất khẩu tới 42 nước, thu về cả trăm triệu USD | |
Xuất khẩu thủy sản quý 1/2022 cao nhất từ trước đến nay |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Những năm gần đây, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nuôi trồng, điển hình như các loài nhuyễn thể, được nhìn nhận khá nhiều triển vọng.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), đến nay, nhuyễn thể của Việt Nam đã xuất khẩu đến 42 nước với các thị trường chính gồm: EU, Bắc Mỹ, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nghêu, sò, ốc, điệp.
Việt Nam cũng đã có 3 nhà máy chế biến nhuyễn thể xuất khẩu được trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại tại Công ty Cổ phần XNK thuỷ sản Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bến Tre và Công ty TNHH Thuỷ sản Lenger Việt Nam (Nam Định).
Phát biểu tại Tọa đàm "Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển bền vững: Cơ hội và thách thức" ngày 20/4, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đánh giá, Việt Nam có bờ biển rất dài, nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển.
Hiện nay, một số giống nhuyễn thể đặc biệt như ngao đã cơ bản chủ động được nguồn giống. Các viện nghiên cứu được đầu tư, hoàn thiện và hướng dẫn chuyển giao công nghệ nuôi cho các trại tư nhân tương đối tốt.
Trong tầm nhìn phát triển xa hơn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển đến năm 2030 (Đề án nuôi biển) tại Quyết định 1664/QĐ-TTg.
Về con số mong muốn cụ thể đặt ra trong Đề án, ông Luân nêu rõ: đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, thể tích lồng nuôi 12,0 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 1.450.000 tấn; nuôi biển xa bờ 30.000 ha, thể tích lồng nuôi đạt 3,5 triệu m3; trị giá xuất khẩu đạt 1,8-2 tỷ USD;…
Triển vọng là thế, song ở thời điểm hiện tại các chuyên gia cũng chỉ ra không ít bất cập trong phát triển ngành nuôi biển Việt Nam. “Khi làm giống tốt rồi vấn đề đáng lưu ý là việc tuân theo quy trình, kỹ thuật, hướng dẫn nuôi rất kém. Bà con nông dân thường nhân mật độ ra sản lượng, quên mất khuyến cáo của các cơ quan chăn nuôi. Giữa người nuôi và cơ quan quản lý chưa gặp nhau”, ông Luân nói.
Ông Trần Thế Anh, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH XTVN cho biết: thời gian vừa qua, doanh nghiệp đã cộng tác với nhiều bà con ở Hải Phòng, Nam Định trong việc tư vấn nuôi ngao, nuôi cá và nhận thấy, trong quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản đang tồn tại nhiều vướng mắc.
Cụ thể, quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản đã được các địa phương xây dựng trước năm 2020, quy hoạch này đến năm 2030. Tuy nhiên, năm 2021 lại đặt ra vấn đề tăng cường phát triển lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến nhiều nơi điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản để tạo điều kiện cho ngành nghề khác sử dụng quỹ đất liên quan nuôi thuỷ sản. Việc này đột ngột dẫn đến giảm diện tích nuôi trồng, mất sinh kế của người nông dân.
Đại diện Công ty Lenger- doanh nghiệp xuất khẩu ngao sang châu Âu lại bày tỏ lo ngại môi trường vùng nuôi đang bị ô nhiễm, xâm lấn. Để hình thành được các khu nuôi trồng thủy sản tiềm năng ven biển, người dân thường phải mất nhiều năm để khai hoang, xây dựng và tạo nên các khu nuôi trồng thủy sản có hiệu quả.
Trong khi đó, hiện nay nhiều địa phương tiến hành cho khai thác cát, làm khu công nghiệp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về biến đổi kết cấu đáy biển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển.
Cho rằng việc khai thác tiềm năng, lợi thế ven biển của nước ta rất quan trọng, nhưng song hành là thách thức, rủi ro, ông Luân nhấn mạnh: “Muốn phát triển phải ngồi lại với nhau bàn thảo, công khai thông tin minh bạch, làm sao có tiếng nói chung, đồng thuận giữa bà con với chính quyền địa phương”.
Để nghề nuôi biển đạt hiệu quả cao, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản khuyến cáo, người nuôi biển phải tổ chức lại sản xuất và xây dựng lại vùng nuôi cho phù hợp hơn.
Đặc biệt, trong khâu sơ chế, chế biến thủy sản, Tổng cục Thủy sản mong muốn có các doanh nghiệp, tập đoàn có tiềm lực đầu tư xứng tầm. Sản xuất theo quy hoạch và đầu tư bài bản, nghiên cứu kỹ thị trường, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm...
Trong ngành thủy sản có 2 lĩnh vực là nuôi trồng và đánh bắt. Song gần đây, do trữ lượng khai thác ngày càng giảm nên tại nhiều địa phương, bà con ngư dân đã chuyển sang hình thức nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao với tổng sản lượng nuôi trồng năm 2021 đạt 4,8 triệu tấn (vượt cả sản lượng khai thác). |
Tin liên quan
Việt Nam sẽ đàm phán Nghị định thư xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
09:12 | 27/08/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị về chỉ tiêu kháng sinh, hạn ngạch xuất khẩu
08:17 | 19/04/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nuôi biển hướng đến mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD
17:25 | 01/04/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
15:09 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
10:11 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường Halal
08:30 | 13/11/2024 Kinh tế
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh
08:05 | 13/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan