Xuất khẩu mật ong: Gắng giữ thị trường Mỹ dù bị kiện chống bán phá giá
Mỹ điều tra chống bán phá giá, xuất khẩu mật ong lao đao | |
Hoa Kỳ chính thức điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam | |
Phát triển chuyên nghiệp để nâng tầm xuất khẩu mật ong |
Để tránh các vụ kiện PVTM, bên cạnh giữ vững thị trường Mỹ, XK mật ong Việt Nam cũng cần đa dạng hoá thị trường XK hơn nữa. Ảnh: ST |
Tích cực theo đuổi vụ điều tra
Ngày 11/5/2021, DOC chính thức khởi xướng điều tra CBPG đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ 5 quốc gia trong đó có Việt Nam.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, Mỹ là thị trường XK lớn nhất của mật ong Việt Nam. Trong 30 năm XK mật ong sang Mỹ, số lượng không ngừng tăng lên. Năm 2020, Việt Nam XK gần 50.000 tấn mật ong sang Mỹ. Ngành mật ong đang phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ nên khi xảy ra vụ việc đã dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về XK. Giá mật ong đi xuống, rất nhiều người nuôi ong lo lắng.
Trong vụ khởi xướng điều tra CBPG đối với sản phẩm mật ong của DOC, biên độ bán phá giá do DOC ước tính với các DN XK Việt Nam trong khoảng 47,56% - 138,23%. Theo quy định của Mỹ, DOC ban hành Kết luận điều tra sơ bộ dự kiến vào ngày 28/9/2021. Tuy nhiên, sau đó DOC đã gia hạn thời gian ban hành Kết luận sơ bộ đến ngày 17/11/2021. |
Theo ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam, DN trong ngành mật ong đều là DN nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, vốn ít, chủ yếu là vốn vay. Nguồn lực hạn chế, khi đối diện với sự điều tra và nghi ngờ của đối tác là khó khăn rất lớn đối với các DN, người nuôi ong. Thời gian qua, Hiệp hội đã kết hợp với các bộ, ngành liên quan thảo luận thống nhất chung là mặc dù nguồn lực kinh tế hạn chế nhưng trong vụ khởi kiện CBPG, các DN phải có luật sư hỗ trợ.
“Hiện nay, có trên 20 DN đã hợp tác với luật sư để tiến hành các điều tra sơ bộ của Mỹ. Ngoài những DN điều tra bắt buộc, có những DN tự nguyện làm đơn giải trình. Hiệp hội cũng thường xuyên tập huấn thông tin cho các DN để hỗ trợ cho người nông dân sản xuất, XK mật ong”, ông Đinh Quyết Tâm nói.
Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin thêm, đây là lần đầu tiên sản phẩm mật ong của Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại. Các DN nuôi ong chủ yếu phát triển từ những cơ sở kinh doanh theo mô hình hộ gia đình, trong đó có nhiều DN nhỏ và vừa, chưa được tiếp cận với lĩnh vực phòng vệ thương mại nên còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng xử lý vụ việc. Do đó, khó tránh khỏi việc ban đầu một số DN cảm thấy hoang mang, lo lắng.
“Trong vụ việc DOC khởi xướng điều tra CBPG mật ong, có 2 điểm bất lợi. Thứ nhất, Việt Nam vẫn bị coi là phi thị trường. Thứ hai, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nên giá cả cũng thấp hơn. Việc thiên nhiên ưu đãi là lợi thế của Việt Nam trong điều kiện thông thường, song lại là lý do cáo buộc nước ngoài đối với Việt Nam. Nếu không có gì thay đổi, cơ quan điều tra của Mỹ dự kiến sẽ ban hành Kết luận sơ bộ vụ việc vào ngày 17/11/2021. Chúng tôi sẽ theo dõi và có sự trao đổi lại với đối tác”, bà Phạm Châu Giang khẳng định.
Giữ vững thị trường Mỹ bằng mọi cách
Ông Tống Xuân Chinh phân tích: Thực tế, mỗi năm XK mật ong của Việt Nam chỉ đạt trị giá khoảng trên dưới 100 triệu USD, khá nhỏ so với tổng trị giá XK nông, lâm, thuỷ sản khoảng 41 tỷ USD. Tuy nhiên, XK mật ong lại có ảnh hưởng lớn tới đời sống, thu nhập của một bộ phận người dân. Sản phẩm ong Việt Nam có lợi thế từ thiên nhiên nhưng điều đó thế giới không biết hoặc nắm không vững. Lợi thế đó là diện tích rừng lớn, trong đó một phần lớn diện tích trồng keo. Mật ong XK đi Mỹ đều là từ nguồn hoa từ mật keo. “Chúng ta phải có đầy đủ tài liệu để chứng minh cho DOC thấy, sản xuất mật ong của Việt Nam khác với các nước khác”, ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.
Quan điểm của Bộ NN&PTNT là phải chủ động, bình tĩnh để chọn giải pháp tổng thể, phù hợp nhất, trong đó quan trọng nhất là phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban ngành cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn cho DN, người nông dân thực hiện yêu cầu từ phía Mỹ. Nhìn ở góc độ tích cực, Việt Nam có 1,6 triệu đàn ong với năng suất mật trên 60.000 tấn/năm. 90% số đó XK và phần lớn là XK sang Mỹ. Không dễ dàng gì Mỹ có thể thay thế được nguồn hàng từ Việt Nam.
Xung quanh câu chuyện XK mật ong, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cho rằng, Mỹ là thị trường có giá trị gia tăng cao mà Việt Nam XK lớn nhất. Đây là điều mơ ước của nhiều quốc gia. Nếu mất đi thị trường này sẽ rất thiệt thòi cho ngành nuôi ong, cho các DN. Phải nhìn lại những vấn đề chưa làm được để cố gắng hoàn thiện, tránh mất đi thị trường lớn như Mỹ.
Ông Tống Xuân Chinh thông tin thêm, về chính sách Cục Chăn nuôi đang trong quá trình đề nghị Chính phủ sửa Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020; đề nghị nâng cấp lên thành một Nghị định để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, trong đó có ngành nuôi ong nhằm phù hợp với Chiến lược chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến 2045. “Chúng tôi có đề xuất hỗ trợ nâng cấp phòng phân tích, có các chỉ tiêu an toàn mật ong để có cơ sở để đánh giá về chất lượng sản phẩm khi đưa ra XK. Bằng mọi cách giữ vững thị trường Mỹ, dù có xảy ra phòng vệ thương mại cũng cố giữ ổn định lại thị trường này”, ông Chinh nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng đề cập tới việc mở rộng thêm các thị trường XK khác; ưu tiên tăng khối lượng XK mật ong sang EU và định hướng XK sang châu Á, đặc biệt là cộng đồng người Hồi giáo. Ngoài ra, cần tăng cường xúc tiến thương mại trong nước, tuyên truyền nhiều hơn để người Việt sử dụng mật ong nhiều hơn nữa.
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
Tháo gỡ điểm nghẽn
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK