Xuất khẩu đường biển, tìm thị trường mới cho thanh long Việt
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại diễn đàn |
Cả trăm tấn thanh long tìm đầu ra
Phát biểu tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 19 với chủ đề “Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long" ngày 6/1/2022, ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Thuận cho biết, giai đoạn 3 tháng đầu năm luôn là lúc tỉnh tập trung nhân lực, nguồn lực để sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển, chế biến thanh long. Dự kiến, trong quý 1/2022, tỉnh có hơn 100.000 tấn thanh long cần tiêu thụ.
Trên địa bàn tỉnh, các thương lái đang thu mua chậm, thậm chí một số nơi ngừng thu mua thanh long. Sau khi việc thông quan ở các cửa khẩu phía Bắc bị đình trệ, giá thanh long giảm khá sâu, có nơi còn 2.000-4.000 đồng/kg.
Ông Tấn kiến nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các bộ, ban, ngành liên quan có chính sách hỗ trợ tiêu thụ, vận chuyển thanh long cho Bình Thuận. Trước mắt, Sở NN&PTNT tỉnh định hướng doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu sang Ấn Độ, đẩy mạnh chế biến sâu, bảo quản đông lạnh.
“Chúng tôi xác định phải tăng cường kết nối với các đơn vị, trong nội tỉnh là Sở Công Thương, ngoài ra là các tỉnh lân cận”, ông Tấn nói.
Theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, tỉnh đang chuẩn bị thu hoạch thanh long từ nay đến Tết Nguyên đán, ước sản lượng khoảng 26.000 tấn. Thanh long chủ yếu được bán cho thị trường Trung Quốc, tuy nhiên do dịch bệnh nên các đường biên gần như đóng cửa hoàn toàn.
Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An kiến nghị Bộ NN&PTNT đàm phán với Hải quan Trung Quốc ký kết Nghị định thư về việc giảm tỷ lệ kiểm tra, kiểm dịch; xây dựng cơ chế kiểm tra, thống nhất cơ chế giám sát an toàn thực phẩm đối với các lô hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; đàm phán mở cửa thị trường; bổ sung danh sách doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
“Đối với các tỉnh biên giới phía Bắc, đề nghị các lãnh đạo xã, ngành phối hợp, tạo thuận lợi cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa, trao đổi thương mại biên giới. Về lâu dài, các tỉnh cần xây dựng kho chuyên dụng bảo quản nông sản, mở trung tâm giao dịch gần cửa khẩu”, ông Trịnh nói.
Chuyển hướng xuất khẩu bằng đường biển
Theo ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit, phía Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Việt Nam về việc nên xuất khẩu thanh long theo đường chính ngạch.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam không nghe theo khuyến cáo và chỉ xuất đi đường bộ chứ không xuất theo đường biển. Từ đó dẫn tới việc khó khăn trong xuất khẩu thanh long hiện nay do Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid-19”.
Cả trăm tấn thanh long vào vụ thu hoạch rộ đang lo ngại đầu ra. Nguồn: Internet |
Ông Nguyễn Khắc Huy khuyến cáo các doanh nghiệp cần giải quyết vấn đề thiếu vỏ container để chuyển qua hình thức xuất khẩu qua đường biển. Bên cạnh đó, các đơn vị cần khắc phục vấn đề có virus SARS-CoV-2 trên quả thanh long và các thùng hàng.
Theo ông Huy, hiện nay việc xuất khẩu trái cây sang các thị trường “khó tính” như Nhật Bản hay Hàn Quốc có quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa có những quy định này nhưng Việt Nam cần lưu ý, để đến khi Trung Quốc đưa ra yêu cầu vẫn sẵn sàng đáp ứng được.
“Trung Quốc là đất nước có kinh tế phát triển hàng đầu và dân số lớn nhất thế giới. Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với số lượng rất lớn. Người dân và doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu phía Trung Quốc đặt ra chứ không thể yêu cầu ngược lại phía Trung Quốc”, ông Nguyễn Khắc Huy phân tích.
Đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Khắc Huy, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An hợp lực để có kiến nghị chung về việc vận chuyển xuất khẩu hàng hóa qua đường biển.
Ngoài thị trường Trung Quốc, để tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ thanh long, ông Nguyễn Quốc Trịnh kiến nghị xúc tiến mạnh hơn ở các thị trường khác như Ấn Độ, đồng thời xúc tiến thị trường trong nước thông qua các hệ thống siêu thị.
Hiện nay, Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An phân ra 3 loại hàng thanh long gồm: loại xuất khẩu giá 15.000 đồng/kg; loại nội địa giá 10.000 đồng/kg; loại dùng cho chế biến giá 5.000 đồng/kg.
Nhìn nhận Trung Quốc là thị trường lớn, quy định cao, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: “Việt Nam cần xác định nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn là vấn đề quan trọng số 1 hiện nay. Đồng thời, chúng ta cần thay đổi tư duy quá phụ thuộc vào một thị trường sang tư duy đa dạng thị trường”.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT đề nghị ngành nông nghiệp 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang cần chủ động tham mưu cho lãnh đạo tỉnh có những phương án, giải pháp phối hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn ngay tại địa phương cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp các vùng, địa phương khác cũng đẩy mạnh hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản cho người nông dân.
“Sắp tới dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu về hàng hóa tại thị trường nội địa tăng cao, cần phải tăng cường kết nối giữa người sản xuất với những nhà bán lẻ”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), Sản lượng thanh long của Việt Nam khoảng gần 1,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng này lại không phân bố đều. Cụ thể, quý 1 khoảng 300.000 tấn, quý 2 khoảng 150.000 tấn, quý 3 khoảng 400.000 tấn và quý 4 khoảng 500.000 tấn. Như vậy, quý 1 và 4 tập trung khoảng 60% sản lượng. Thanh long được trồng chủ yếu ở 3 tỉnh Bình Thuận (khoảng 34.000 ha), Long An (khoảng 12.000 ha) và Tiền Giang (khoảng 10.000 ha). Sản lượng của 3 tỉnh này chiếm hơn 80% tổng sản lượng thanh long cả nước. |
Tin liên quan
Kỳ vọng dừa trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ đô
10:30 | 29/10/2024 Kinh tế
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK