Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu dệt may linh hoạt đáp ứng quy định thay đổi từ EU

(HQ Online) - Là một trong những thị trường XK dệt may hàng đầu của Việt Nam, EU ngày càng coi trọng vấn đề phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu tối đa những tác động tới môi trường, từ đó đưa ra các quy định cụ thể, khắt khe hơn với hàng NK. DN dệt may cần đặc biệt lưu ý những thay đổi, linh hoạt đáp ứng nhằm ngày càng khai thác tốt hơn thị trường này.
EU thay đổi quy định kiểm soát hoá chất trong hàng dệt may, đồ gỗ?
Đối mặt nhiều khó khăn, xuất khẩu dệt may vẫn “nhắm” đích 43 tỷ USD
Dệt may đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng xuất khẩu
 Ngành dệt may đang nỗ lực hướng tới nền sản xuất “xanh hoá”, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, quy định từ thị trường NK. 	Ảnh: Nguyễn Thanh
Ngành dệt may đang nỗ lực hướng tới nền sản xuất “xanh hoá”, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, quy định từ thị trường NK. Ảnh: N.Thanh

Chuyển từ “luật mềm” sang “luật cứng”

Mới đây, Thụy Điển và 7 quốc gia khác là Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Luxemburg, Na Uy, Tây Ban Nha và Áo đã ký thư kêu gọi Uỷ ban châu Âu (EC) ấn định thời gian các hoá chất nguy hiểm phải được loại bỏ dần khỏi các sản phẩm tiêu dùng.

Thụy Điển và các quốc gia này nhấn mạnh, các sản phẩm như đồ dùng trẻ em, đồ chơi, mỹ phẩm, đồ nội thất và quần áo hiện vẫn được phép chứa các hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là thai nhi và trẻ em. Do đó, đề xuất về các quy định mới liên quan đến kiểm soát hoá chất mà EC dự định đưa ra vào đầu năm 2023 phải có lệnh cấm rộng rãi đối với các chất này để đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ nhất.

Hiện nay, thị trường EU ngày càng chú trọng vào phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết: vào cuối tháng 3/2022, EC đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới của EU. Đồng thời, EC đã trình bày bản sửa đổi Quy định thiết kế sinh thái, nhằm đặt ra các yêu cầu pháp lý đối với các nhóm sản phẩm khác nhau, bao gồm cả quần áo và giày dép. Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái, trong khi ngành da giày phải đáp ứng các yêu cầu ở giai đoạn sau.

Tại EU, tính trung bình tiêu thụ hàng dệt may đứng thứ tư trong các ngành có tác động tiêu cực đối với môi trường và biến đổi khí hậu; đứng thứ ba trong việc tiêu thụ nước và sử dụng đất. Ngoài ra, hiện có xu hướng sử dụng hàng dệt may trong thời gian rất ngắn trước khi vứt bỏ. “Do vậy, EU đã thay đổi cách tiếp cận đối với các thách thức về tính bền vững bằng việc loại bỏ các “luật mềm” như hướng dẫn quốc tế để chuyển sang các “luật cứng” như quy định và chỉ thị có tính ràng buộc pháp lý”, bà Thuý nói.

Theo Chiến lược Dệt may, các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để có thể sử dụng lâu hơn, có thể được sửa chữa, sau đó được tái sử dụng. Quy định thiết kế sinh thái còn bao gồm việc phát triển hộ chiếu sản phẩm số, ngoài thông tin thông thường còn phải thông báo cho người tiêu dùng biết về hàm lượng hóa chất, khả năng sửa chữa và thành phần sợi. Các yêu cầu thông tin cụ thể về sản phẩm sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng biết được tác động của sản phẩm đến môi trường khi mua hàng.

Quy định thiết kế sinh thái cuối cùng phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, dự kiến vào cuối năm 2023, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024.

Nỗ lực “xanh hoá”

Theo đánh giá của các chuyên gia, đến năm 2030, các sản phẩm dệt may được đưa vào thị trường EU phải có tuổi thọ cao và có thể tái chế, được làm chủ yếu từ sợi tái chế, không chứa các chất độc hại và được sản xuất đáp ứng các quyền về xã hội, môi trường. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong chuỗi giá trị, kể cả khi chúng trở thành chất thải.

Dệt may, da giày Việt Nam là hai trong những sản phẩm, hàng hóa có tăng trưởng XK tương đối cao vào thị trường EU thời gian qua. Do đó, bà Nguyễn Hoàng Thuý lưu ý, các DN dệt may, da giày cần nghiên cứu và đổi mới theo các xu thế, quy định trên, thậm chí phải “đi tắt, đón đầu” các xu hướng nhằm bứt phá XK.

Trên thực tế, trước khi thị trường EU có những động thái mới, quy định chặt chẽ hơn, các DN trong ngành dệt may cũng đã chủ động nâng cao ý thức, nỗ lực hướng tới một nền sản xuất “xanh hoá”.

Ông Vũ Ðức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: đa số DN dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa” trong sản xuất, như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải… Các DN cũng đang chuyển đổi sản xuất, đáp ứng cam kết toàn cầu và yêu cầu pháp luật của EU, điển hình như Luật Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng (LkSG) của Đức có hiệu lực vào năm 2023, yêu cầu phải nhận diện, ngăn chặn, giảm nhẹ, chịu trách nhiệm rủi ro môi trường và xã hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 chia sẻ: May 10 là đơn vị đầu ngành, có uy tín trên các thị trường. Với chương trình “xanh hoá”, một mặt DN luôn luôn phải tiến đến những xu thế của thế giới. Bên cạnh đó, DN cũng bị áp lực bởi chính những khách hàng NK khi họ yêu cầu những tiêu chuẩn về nhà máy xanh, môi trường làm việc cho người lao động, giảm khí thải ô nhiễm, giảm chất thải độc hại…

“Hiện nay, toàn bộ hệ thống của nhà máy May 10 về XK đều đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với một số chứng chỉ mới May 10 cũng đang phấn đấu. Ngoài câu chuyện nhà máy xanh, một yếu tố nữa phải nói đến là nguyên liệu xanh. Hiện nay, rất nhiều khách hàng yêu cầu May 10 phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái chế để không khai thác nhiều nguồn tài nguyên và sau khi sử dụng xong chỉ 5-10 năm tự phân huỷ. Đó là điều May 10 đang tập trung rất nhiều”, ông Thân Đức Việt nhấn mạnh.

Tương tự, ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ thêm: các DN dệt may cũng phải bỏ không ít chi phí đầu tư để đáp ứng yêu cầu "xanh hoá" dệt may như đầu tư điện áp mái, đầu tư hệ thống tiết kiệm nước hoặc tái sử dụng nước trong các nhà máy. Đặc biệt, với những nhà sản xuất làm đồ jean hoặc nhà dệt nhuộm, DN sẽ phải đảm bảo hoá chất sử dụng an toàn, có quy trình xử lý nước thải, tiết kiệm nước tối đa…

Đức Phong

Tin liên quan

Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?

Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?

(HQ Online) - Đó là thắc mắc của Công ty TNHH tái di chuyển Nhất Việt vừa được cơ quan Hải quan có trả lời và hướng dẫn cụ thể về cung cấp giấy xác nhận cư trú của người nước ngoài sang Việt Nam công tác để làm thủ tục miễn thuế đối với tài sản di chuyển.
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

(HQ Online) - Dệt may tiếp tục duy trì là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Tại Hội thảo “Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc”, các đại biểu chia sẻ nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại sâu rộng và bền vững giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD

(HQ Online) - Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch hơn chục tỷ USD/năm.
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD

(HQ Online) - Tính chung 10 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 647,78 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

(HQ Online) - Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu (XK) thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD.
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,3 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1 đến 15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 10, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD (tương đương hơn 25.000 tỷ đồng) nhập khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 315,91 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 41,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan

Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu (XK) cá tra sang nhiều thị trường tăng trưởng khả quan, các doanh nghiệp dự báo XK những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn.
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày

Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày

(HQ Online) - Bình quân mỗi ngày Việt Nam chi gần 300 triệu USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10/2024 (1-15/10) đạt 31,93 tỷ USD.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới

Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới

Hoạt động thương mại trong môi trường điện tử xuyên biên giới đang tác động lớn đến cách thức quản lý và hoạt động của các cơ quan Hải quan cũng như việc cung cấp các dịch vụ hải quan của các đại lý làm thủ tục hải quan.
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA

Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA

Một trong những tác động tích cực rõ rệt nhất của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, qua đó góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Tháo gỡ điểm nghẽn

Tháo gỡ điểm nghẽn

“Người ta chỉ mất 5 năm để xây dựng Thành phố Dubai với 500 tòa nhà, trị giá 20 tỷ USD. Trong khi đó, mỗi khách sạn 5 sao ở Việt Nam phải mất 3 năm thủ tục. Nếu Dubai được xây dựng với một “rừng” quy định ở Việt Nam thì phải mất... 1.500 năm”.
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia

Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia

Chanh leo là sản phẩm thứ 5 của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Australia.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ  cho ngành xuất khẩu tỷ đô

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô

Các sản phẩm điện tử và linh kiện là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam...
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động