Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu dệt may có thể “về đích” đạt 38 tỷ USD

(HQ Online) - Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) vừa đưa ra dự báo, với kịch bản tích cực nhất là Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện “bình thường mới” từ đầu tháng 10/2021, khả năng trị giá xuất khẩu dệt may cả năm nay sẽ đạt khoảng 37,5 – 38 tỷ USD.
Xuất khẩu dệt may, da giày đều khó phục hồi nhanh
Xuất khẩu dệt may khó đoán định vì Covid-19
Xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng cao trong đại dịch
0654-8-img-0235
Đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác là nguy cơ cao nhất với ngành dệt may thời gian tới. Ảnh: Hồng Nụ

Theo thông tin mới nhất từ VITAS, tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 9 tháng năm 2021 ước đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020 và giảm 0,04% so với cùng kỳ 2019.

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 18 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, trị giá xuất siêu trong 9 tháng năm 2021 của ngành đạt 11 tỷ USD.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS đánh giá, kết quả 9 tháng đầu năm 2021 của ngành vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2020 và gần bằng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhìn lại “bức tranh” toàn cảnh, đây cũng là thời gian doanh nghiệp dệt may trải qua các bước thăng trầm rõ rệt.

Cụ thể, toàn ngành dệt may lạc quan trong quý 1/2021, khi ngay từ đầu năm nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến hết quý 3/2021, thậm chí hết năm 2021.

Lý do, nhiều nước như Mỹ, EU, Trung Quốc, các nước trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vắc xin cao và từng bước nới lỏng giãn cách, nhu cầu hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may, tăng trở lại.

Tuy nhiên, những lo lắng bắt đầu trong quý 2/2021 khi dịch bùng phát tại nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là tại Bắc Giang, Bắc Ninh… Tuy nhiên, do Việt Nam kiểm soát dịch bênh tại các địa phương này khá tốt nên mức độ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh toàn ngành chưa lớn và chưa ở diện rộng. Kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm của ngành vẫn tăng 22% so với 6 tháng năm 2020 và tăng trên 5% so với năm 2019.

Từ đầu quý 3/2021 đến nay là thời gian cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may với diễn biến vô cùng phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19 tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Nhiều doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

“Nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam cố gắng bố trí sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường – 2 điểm đến” hoặc phương án sản xuất “4 xanh” nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng từ 10% đến 30% số lao động đi làm với chi phí tốn kém hơn nhiều so với bình thường”, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh.

Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh đang còn rất phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, VITAS dự báo 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may.

Trong rất nhiều nguy cơ thì nguy cơ cao nhất đó là khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay. Cả hai vấn đề này đều không phải “một sớm, một chiều” có thể giải quyết được.

Với tình hình dịch bệnh hiện tại, lãnh đạo VITAS nhận định, mục tiêu xuất khẩu dệt may năm 2021 đạt 39 tỷ USD sẽ rất khó khăn. VITAS vạch ra 3 kịch bản có thể xảy ra.

Thứ nhất, kịch bản tích cực nhất là Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện “bình thường mới” từ đầu tháng 10/2021, khả năng trị giá xuất khẩu sẽ đạt khoảng 37,5 – 38 tỷ USD.

Kịch bản trung bình nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp, còn có một số địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa, cách ly trong tháng 11/2021, trị giá xuất khẩu năm 2021 dự kiến sẽ đạt khoảng 36 – 36,5 tỷ USD.

Kịch bản cuối cùng kém tích cực nhất là tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến đầu tháng 12/2021, trị giá xuất khẩu của ngành dự kiến chỉ đạt 33,5 – 34 tỷ USD.

VITAS cũng đưa ra dự báo năm 2022, nếu tình hình sản xuất kinh doanh trở lại bình thường ngành dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu đạt trị giá xuất khẩu từ 39 tỷ - 42 tỷ USD.

9 tháng năm 2021, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành dệt may là hàng may mặc đạt 21,7 tỷ USD tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 5,4% so với cùng kỳ 2019; xuất khẩu vải đạt 1,8 tỷ USD, tăng 37,4%; xuất khẩu xơ sợi đạt 4 tỷ USD, tăng 56,2%; xuất khẩu vải không dệt đạt 557 triệu USD, tăng 77,3%; xuất khẩu phụ liệu dệt may đạt 921 triệu USD, tăng 21,8%.
Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 6 tỷ USD

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 6 tỷ USD

(HQ Online) - Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam và đạt được mức tăng trưởng khả quan.
Bức tranh đa chiều của doanh nghiệp dệt may

Bức tranh đa chiều của doanh nghiệp dệt may

(HQ Online) - Dù đã có khởi đầu khá tích cực trong quý đầu tiên của năm 2024 song ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức xuất phát từ những yêu cầu mới của nước nhập khẩu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có giải pháp chủ động ứng phó.
3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu của nước ta đang có nhưng dấu hiệu lạc quan, trong đó nhiều nhóm hàng có kim ngạch tăng thêm cả tỷ USD so với cùng kỳ 2023.
Mở đường xuất khẩu sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam

Mở đường xuất khẩu sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam

(HQ Online) - Sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng vượt trội so với nhiều nước nhưng sản lượng xuất khẩu vẫn rất nhỏ lẻ. Do đó, cần có sự chung tay của nhiều cơ quan, đơn vị để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sâm, xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
(Infographics) 2 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

(Infographics) 2 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 4, có 2 thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên là Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất nhập khẩu biến động thế nào trong 15 ngày gần đây?

Xuất nhập khẩu biến động thế nào trong 15 ngày gần đây?

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 4/2024 (16-30/4) đạt 29,61 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,52 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 4/2024.
Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

(HQ Online) - Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp trong thời gian tới.
4 tháng chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

4 tháng chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu có quy mô kim ngạch lớn nhất cả nước.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô sang Trung Quốc

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô sang Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 4/2024, có 4 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên.
4 địa phương xuất khẩu chục tỷ đô

4 địa phương xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 4, có 4 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(Infographics) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong tháng 4/2024

(Infographics) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong tháng 4/2024

(HQ Online) - Tháng 4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 61,04 tỷ USD, giảm 5,4% (tương ứng giảm 3,5 tỷ USD) so với tháng trước.
Hết tháng 4 xuất nhập khẩu đạt 239 tỷ USD

Hết tháng 4 xuất nhập khẩu đạt 239 tỷ USD

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 4 có giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn đạt mức cao hơn 60 tỷ USD.
(Infographics) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật nửa đầu tháng 4/2024

(Infographics) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật nửa đầu tháng 4/2024

(HQ Online) - Kỳ 1 tháng 4/2024 (1- 15/4/2024), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,13 tỷ USD, giảm 4,8% (tương ứng giảm 1,56 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2024.
Lào Cai: Chủ động giải pháp tạo thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều

Lào Cai: Chủ động giải pháp tạo thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều

(HQ Online) - Ngay từ bây giờ, các cơ quan chức năng của Lào Cai đã bắt tay vào chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng tạo thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong thời gian tới.
2 nhóm hàng nhập khẩu chục tỷ đô

2 nhóm hàng nhập khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Riêng 2 nhóm hàng lớn nhất chiếm đến gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Cá tra xuất khẩu sẽ phục hồi vào cuối năm

Cá tra xuất khẩu sẽ phục hồi vào cuối năm

(HQ Online) - Dự báo XK cá tra sẽ tốt lên từ quý 3 và quý 4/2024, kéo theo xu hướng giá sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Tạp chí Hải quan trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII:
Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Doanh nghiệp chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá

Doanh nghiệp chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá

Những tháng đầu năm 2024, tỷ giá trong nước có biến động mạnh đã tác động đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ hay nhập khẩu lớn.
Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc

Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc

Hàn Quốc tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Theo thống kê, công tác thu NSNN tháng 4 của ngành Hải quan đạt kết quả khả quan với con số 34.992 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng 3.
Phiên bản di động