Xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường Halal
Cơ hội lớn để doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu sản phẩm Halal Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường Halal Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng |
Công ty CP Thủy sản Bình Định đang chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Halal. Ảnh: T.H |
Nỗ lực đạt tiêu chuẩn Halal
Xuất khẩu (XK) thành công vào thị trường các nước Hồi giáo (Halal) nhiều năm nay, bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định cho biết, trong những năm qua, XK cá ngừ của công ty sang EU bị ảnh hưởng bởi thẻ vàng IUU, nên đơn vị đã đa dạng hóa thị trường, chuyển hướng XK sang các thị trường Halal, với đơn hàng ngày một tăng. “Hiện sản phẩm của chúng tôi đã đáp ứng các tiêu chuẩn, đạt chứng nhận Halal và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đang được đẩy mạnh XK sang thị trường Trung Đông, đặc biệt các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE)”- bà Lan chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của bà Lan, để vào thị trường Halal buộc phải có chứng nhận Halal. Các nước hồi giáo chiếm 1/3 dân số thế giới. Người Hồi giáo sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm xanh, sạch, đạt chứng nhận Halal. Các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí này để XK bền vững.
Trước kia, sản phẩm Việt Nam vào thị trường Hồi giáo phải trả thuế nhập khẩu. Gần đây, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đem lại nhiều ưu đãi thuế, giảm quy trình thủ tục để xuất khẩu hàng Việt có chứng nhận Halal. Vì thế, doanh nghiệp Việt cần tận dụng cơ hội này.
Đặc biệt mới đây, trong chuyến thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo cấp cao UAE đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) giữa Việt Nam và UAE. Như vậy, CEPA được ký kết chỉ sau hơn một năm đàm phán. Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Ả-rập, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ được nâng cấp và ngày càng đi vào thực chất giữa Việt Nam với UAE nói riêng cũng như các nước Ả-rập nói chung.
Đáng chú ý là hai bên đã thống nhất đưa ra cam kết mạnh mẽ về tự do hóa thương mại với việc UAE cam kết xóa bỏ thuế quan theo lộ trình đối với 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE. Hiệp định cũng bao gồm nhiều quy định tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, phù hợp với các xu hướng chuyển đổi số và phát triển xanh hiện nay.
Với vị trí địa lý chiến lược, hệ thống logistics, hạ tầng cảng biển hiện đại, UAE là cửa ngõ quan trọng và có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận và mở rộng ra các thị trường Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Hơn nữa, dân số tăng, thu nhập cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập khả dụng tăng và giới trẻ ưa chuộng protein thủy hải sản, các lượt tìm kiếm trực tuyến các sản phẩm hải sản đã tăng trong những năm gần đây dự kiến sẽ thúc đẩy tiêu thụ thủy hải sản tại khu vực này.
Theo bà Kim Thu, chuyên gia ngành tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trên thị trường UAE, tôm Việt Nam phải cạnh tranh với tôm Ấn Độ, Trung Quốc, Ecuador. Trong đó, tôm Ấn Độ chiếm gần 60%-70% thị phần, Ecuador mới thâm nhập thị trường vài năm gần đây với 15% thị phần, trong khi tôm Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5%-7% thị phần. Kỳ vọng, với Hiệp định CEPA mới được ký kết, tôm Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế cao nhất, sớm nhất, để có thể tăng thị phần tại thị trường này.
Hiện các sản phẩm cá ngừ nhập khẩu vào UAE đang bị áp mức thuế 5%. Do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường này sẽ mở rộng hơn khi FTA giữa Việt Nam và UAE có hiệu lực và đưa thuế nhập khẩu thủy sản vào quốc gia này về 0%. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam tại thị trường này.
Bên cạnh thuế quan, khó khăn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu vào UAE là các yêu cầu của nhà nhập khẩu liên quan đến chứng nhận Halal. Theo đó, sản phẩm không có bất cứ nguyên liệu nào bị cấm theo luật Hồi giáo; trong suốt các khâu sản xuất, sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu luật Hồi giáo không cho phép; đồng thời trong suốt quá trình đó sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu luật Hồi giáo không chấp nhận. Vấn đề này đang được các doanh nghiệp quan tâm khắc phục.
Cơ hội từ thị trường nghìn tỷ USD
Là một trong những đơn vị tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, ngành công nghiệp Halal đang phát triển mạnh mẽ với hơn 2 tỷ người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Việc thiết lập các tiêu chuẩn Halal từ sản xuất đến phân phối đang trở thành xu hướng quan trọng, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt hơn 7.000 tỷ USD năm 2024, dự kiến tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028. Tổng số người theo đạo Hồi năm 2024 khoảng 2,2 tỷ người, dự kiến tới năm 2030 sẽ đạt 2,8 tỷ người (30% dân số thế giới), tăng gấp đôi tốc độ gia tăng dân số của các tôn giáo khác.
Theo đó, ngành công nghiệp Halal được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh tại các thị trường châu Á, Trung Đông và châu Phi. Các xu hướng Halal năm 2024 sẽ góp phần định hình lại môi trường kinh doanh Halal toàn cầu tạo ra cơ hội mới song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới.
Với xu hướng xây dựng chuỗi giá trị Halal, thị trường Halal đang chuyển dịch từ tư duy chỉ quan tâm tới sản phẩm Halal sang xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng Halal.
Để xuất khẩu bền vững, việc thiết lập các tiêu chuẩn Halal cần được chú trọng. Theo đó, các doanh nghiệp và nhà sản xuất cần đưa ra các tiêu chí cụ thể trong quá trình sản xuất Halal bao gồm các yếu tố về số lượng khiếu nại, sự cố Halal, tần suất kiểm tra, tỷ lệ nhân viên được đào tạo mức độ trưởng thành của Halal, niềm tin Halal, chỉ số danh tiếng Halal, giấy phép hoạt động và xếp hạng Halal.
Các doanh nghiệp và bên cung ứng cũng cần xây dựng thương hiệu Halal uy tín trên cơ sở chất lượng sản phẩm và chất lượng của toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh Halal, xây dựng lộ trình thực tế để triển khai chuỗi giá trị Halal và rà soát tiến độ.
Ông Firdauz Bin Othman, Tổng Lãnh sự Malaysia tại TPHCM cho biết, hiện nay, tiêu chuẩn Halal đã được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc này đã đóng góp tích cực cho sự phát triển và gia tăng nhu cầu về các sản phẩm Halal. Riêng về mảng thực phẩm Halal đang phát triển với tốc độ rất nhanh, được dự báo sẽ đạt giá trị vào khoảng 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Thị trường này được tăng trưởng bởi sự phát triển dân số Hồi giáo toàn cầu cũng như nhu cầu về các sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Việc này đã mang đến những cơ hội lớn cho nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam có thể tiếp cận một cách chủ động đến thị trường Halal.
Tin liên quan
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
10:11 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
10:36 | 13/11/2024 Hải quan
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
15:09 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh
08:05 | 13/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan