Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng
Hoạt động XNK hàng hoá tại cảng Đà Nẵng. Ảnh: Ngọc Linh |
Cơ hội tăng trưởng mới
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD, trong đó, riêng kim ngạch XK đạt 207,25 tỷ USD, tăng 15,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung từ đầu năm đến 15/7, nước ta vẫn xuất siêu 11,88 tỷ USD. Bên cạnh sự phục hồi của các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc có sự gia tăng từ các thị trường mới như châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á. Kết quả này có được nhờ nỗ lực đa dạng hóa thị trường XK.
Theo Bộ Công Thương, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), Bộ tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến XK đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt tận dụng tối đa ưu đãi do các FTA mang lại như CPTPP, EVFTA, RCEP… Hỗ trợ DN thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường mới, thị trường tiềm năng mà các DN riêng lẻ chưa có điều kiện trực tiếp thâm nhập.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các nước Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc vẫn là những thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam. Nước ta đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới là Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Việc đa dạng hóa thị trường không chỉ giúp giảm bớt rủi ro do phụ thuộc vào một vài thị trường lớn mà còn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho ngành XK lúa gạo. |
Trên thực tế, bên cạnh các “anh lớn” như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc... thì Brazil, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE)... là những thị trường mới tiềm năng, nhu cầu nhập khẩu lớn mà hàng hóa Việt Nam cần tăng tốc để bước vào sâu hơn.
Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Rumani Phạm Thị Thu Hà cho biết, 6 tháng 2024, kim ngạch XNK song phương đạt 241,5 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ 2023. XK của Việt Nam sang Rumani đều tăng trưởng ở tất cả các nhóm mặt hàng, nguyên nhân một phần do năm 2023, XK giảm chung nên năm 2024 lấy lại đà tăng trưởng. Rumani là thị trường đầy tiềm năng để DN Việt Nam khai thác, đẩy mạnh XK, đặc biệt là với các DN nhỏ và vừa, có quy mô tài chính vừa phải. Bà Hà cho biết thêm, DN Việt Nam đang có nhiều cơ hội để xúc tiến XK hàng hóa sang Rumani, bởi tháng 4/2024 vừa qua, Rumani gia nhập khối Schenghen bằng đường hàng không và đường thủy và đang cố gắng hoàn tất các thủ tục cần thiết để có thể gia nhập hoàn toàn cả đường bộ.
Nêu ra các lĩnh vực tiềm năng để DN trong nước quan tâm, hợp tác, bà Hà cho biết: Rumani là nước sản xuất và cung cấp nông sản tương đối lớn ở châu Âu, việc tiếp cận thị trường nên tập trung ở một số mặt hàng ngách mà Việt Nam đặc biệt có thế mạnh cạnh tranh như các sản phẩm sinh phẩm trong ngành chăn nuôi, hóa dầu, dầu mỏ, các nguyên phụ liệu dệt may…
Ông Ngô Xuân Tỵ, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil (kiêm nhiệm Bolivia, Guyana, Peru và Suriname) cho biết, thị trường Brazil, đây là nền kinh tế Top 10 thế giới, thuộc nhóm G20 và là nước đi đầu trong Cộng đồng thị trường Nam Mỹ (Mercosur). Mặc dù Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Brazil tại ASEAN, kim ngạch thương mại đạt 3,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 24% so với cùng kì năm trước, nhưng chủ yếu là ta nhập siêu từ thị trường này (Việt Nam xuất khẩu 1,14 tỷ USD sang thị trường này và nhập khẩu 2,35 tỷ USD). “Brazil là thị trường dân số đông, nhu cầu tiêu dùng lớn. Đây cũng là thị trường dễ tính, không quá khắt khe về tiêu chuẩn như những nước phát triển khác. Tuy nhiên, hiện chúng ta chủ yếu XK dệt may, da giày, cao su, điện thoại và linh kiện, sắt thép, thủy sản vào thị trường này”, ông Ngô Xuân Tỵ nói, đồng thời cho biết Peru cũng là thành viên trong Hiệp định CPTPP mà Việt Nam đã tham gia nhưng chúng ta chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường này. Rất mong DN, địa phương quan tâm đẩy mạnh vào thị trường này.
Hay thị trường Halal (dành cho người Hồi giáo) với 2 tỷ người trên thế giới, chi tiêu toàn cầu cho thực phẩm Halal có thể đạt mức 1.900 tỷ USD vào năm 2030, cũng là thị trường tiềm năng với hàng hóa Việt Nam. Bà Nguyễn Minh Phương, Trưởng phòng Tây Á, châu Phi - Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, đây là một thị trường có tiềm năng to lớn cho hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam. Về thị trường, bên cạnh các thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal lớn ở Đông Nam Á như: Indonesia, Malaysia hay các nước khác như Bangladesh, Ai Cập thì các nước khu vực châu Phi - Trung Đông như Ả Rập Xê-út, UAE,... cũng là những thị trường nhập khẩu nhiều sản phẩm Halal. Tuy nhiên, các DN cần nắm bắt tập quán kinh doanh, những tiêu chuẩn, quy định cập nhật của từng mặt hàng tiềm năng khi giao thương tại thị trường này.
Tăng cường kết nối
Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil thừa nhận hàng hóa từ Việt Nam sang Nam Mỹ sẽ phải chịu chi phí logistics cao do khoảng cách địa lý xa. Ngoài ra, thuế nhập khẩu cũng cao do Việt Nam và Brazil chưa có hiệp định chung, cũng như phải chịu tác động từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường này. Tuy vậy, nếu khai thác tốt thị trường Brazil, chúng ta có cơ hội tiến sâu hơn vào thị trường Nam Mỹ rộng lớn. Cộng đồng người Việt tại nước này rất mong muốn được hỗ trợ, kết nối, tạo điều kiện để họ phát triển kinh doanh. Đây cũng là kênh để đưa hàng hóa Việt Nam vào Brazil và Nam Mỹ. “Nên xúc tiến, đề nghị khởi động đàm phán FTA với khối Mecosure mà Brazil là thành viên lớn nhất. Nên nghiên cứu phát triển thị trường logistics với Brazil vì đây là điểm trung chuyển hàng hóa lớn nhất ở Nam Mỹ, cả đường hàng không với hàng biển”, ông Tỵ kiến nghị.
Ông Bùi Trung Thướng, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ hiện khoảng 15 tỷ USD, hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch lên mức 20 tỷ USD. Ấn Độ hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới với nguồn sinh lực mạnh mẽ. Đây được coi là trung tâm mới của thế giới khi có thể hợp tác kinh doanh với Mỹ, Nga, Trung Quốc hay rất nhiều thị trường lớn. Việt Nam cần xác định vị thế chiến lược của Ấn Độ để có cơ chế hợp tác hiệu quả với thị trường này.
Theo bà Phạm Thị Thu Hà, trong thời gian tới, để đẩy mạnh xúc tiến XK sang thị trường Rumani, Thương vụ kiến nghị, đề xuất, Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành trong nước đẩy mạnh hoạt động tổ chức đoàn DN đa ngành sang tìm hiểu thị trường và kết nối hợp tác. Trong 3 năm qua, Việt Nam chưa có đoàn DN nào sang Rumani. Trong khi đó, tại các buổi tiếp xúc, Thương vụ với các Phòng Thương mại và công nghiệp, Hiệp hội ngành hàng của Rumani đều rất quan tâm mời DN Việt Nam sang tìm hiểu thị trường và sẵn sàng hỗ trợ kết nối B2B.
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK