Xuất khẩu cà phê vào châu Phi: Hấp dẫn nhưng đầy thách thức
Cà phê, hạt tiêu, gạo Việt rộng "cửa" vào châu Phi | |
Algeria muốn nhập cà phê, thủy sản Việt Nam | |
Thị phần cà phê Việt Nam giảm mạnh tại Trung Quốc |
Việt Nam hiện là 1 trong 5 nhà cung ứng lớn cà phê cho khu vực châu Phi. Ảnh: N.Thanh |
Chặng đường xa, nhiều thủ tục
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), với lợi thế địa lý có diện tích rộng trên 30 triệu km2, dân số trên 1,4 tỷ người và nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, khối thị trường châu Phi thực sự là những thị trường đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có mặt hàng cà phê.
Phát biểu tại “Phiên tư vấn xuất khẩu cà phê sang thị trường châu Phi” ngày 21/7, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) cho biết: thị trường châu Phi có nhu cầu lớn với mặt hàng cà phê, kim ngạch nhập khẩu khoảng 750 triệu USD mỗi năm.
Việt Nam hiện là 1 trong 5 nhà cung ứng lớn cà phê cho khu vực châu Phi. Ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.
Tuy nhiên, để xuất khẩu cà phê sang châu Phi, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như: vấn đề vận chuyển và bảo quản hàng phù hợp để di chuyển qua chặng đường xa, nhiều thủ tục. Bên cạnh đó, luật lệ trong thương mại của hầu hết quốc gia châu Phi còn chưa phát triển như các thị trường ở châu Âu, châu Mỹ.
Phân tích từ góc độ thị trường Algeria, ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria cho biết: Algeria chủ trương hạn chế nhập khẩu hàng thành phẩm, khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu để phát triển sản xuất trong nước. Do vậy, dù là nhà cung ứng lớn cho Algeria song Việt Nam mới chỉ xuất khẩu cà phê thô.
Một số doanh nghiệp hai bên còn xuất nhập khẩu qua trung gian. Khoảng cách địa lý xa với hơn 10.000 km cũng là trở ngại, đặc biệt là vấn đề chi phí logistics. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu cà phê của Algeria khá cao tới 63% đang là thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tương tự Algeria, thuế nhập khẩu cà phê vào Maroc cũng có sự chênh lệch lớn giữa cà phê thô và cà phê chế biến. Trong đó, tổng thuế nhập khẩu cà phê thô là 25% và cà phê chế biến tới 71%.
Ngoài ra, tình trạng lừa đảo cũng là thách thức được đề cập tới. "Tình trạng lừa đảo ở các nước châu Phi khá phổ biến như thông qua hình thức đấu thầu, đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục, hoặc đối tượng chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn…”, bà Thuỷ nói.
Pháp luật của nhiều nước châu Phi không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân nên rất khó giải quyết khi nảy sinh tranh chấp giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp nhập khẩu. Điều này cũng khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu Việt dè chừng.
Tìm hiểu kỹ tập quán, xác minh rõ đối tác
Dù có nhiều thách thức, tuy nhiên châu Phi vẫn được nhìn nhận là thị trường hấp dẫn với cà phê Việt. Đó là bởi, do đặc điểm khí hậu, trình độ canh tác thấp nhiều quốc gia khu vực châu Phi không trồng và chưa phát triển được ngành cà phê, trong khi nhu cầu tiêu dùng lớn, buộc phải nhập khẩu.
Đơn cử thị trường Algeria nhập khẩu 100% cà phê phục vụ tiêu dùng trong nước, khoảng 120.000 tấn/năm, trị giá 300 triệu USD/năm; Maroc nhập khẩu ổn định với giá trị 100 triệu USD/năm…
Để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê nói riêng, nông sản nói chung vào thị trường châu Phi trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ cho rằng, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tìm ra những mặt hàng không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường mà còn giải quyết được các bài toán liên quan đến các khâu logistics cho hàng thực phẩm.
“Khi làm ăn tại thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ tập quán kinh doanh của thị trường cũng như các quy định pháp lý để tránh rủi ro”, bà Thuỷ nhấn mạnh.
Nhằm giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh, đại diện nhiều Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Phi khuyến cáo doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng khâu xác minh đối tác.
Trước khi tiến hành giao dịch, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để khi cần các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ xác minh.
Về phương thức thanh toán nên sử dụng L/C không huỷ ngang, trong đó có xác nhận của ngân hàng uy tín châu Âu, châu Mỹ hoặc nhờ thu chứng từ qua ngân hàng, trong đó đề nghị khách đặt cọc ít nhất 25-30% giá trị đơn hàng.
Khi ký hợp đồng, doanh nghiệp nên có điều khoản ràng buộc rõ ràng với đối tác trong trường hợp hàng đến cảng chưa thể thông quan phải nằm kho bãi lâu ngày do chậm thanh toán từ phía đối tác; hạn chế tối đa ký hợp đồng thông qua môi giới.
Khi có phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp cần liên lạc ngay với các cơ quan liên quan như Thương vụ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại để được hỗ trợ và có giải pháp tối ưu nhất, tránh kéo dài gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, có trường hợp không thể xử lý được.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt 1,15 tỷ USD, giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi đạt 2,24 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2020. |
Tin liên quan
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia sẻ lợi ích để ngành cà phê vượt qua "bão giá"
07:49 | 24/04/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cà phê khởi đầu niên vụ mới với nhiều nỗi lo
14:03 | 24/12/2023 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK