Xử phạt nghiêm việc gian lận thuế thương mại điện tử
3 “gã khổng lồ” Facebook, Google, Microsoft đóng 4.518 tỷ đồng tiền thuế tại Việt Nam |
Ông đánh giá như thế nào về tốc độ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam cũng như công tác quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này?
- Trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ, mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, cùng với đó là sự thuận tiện của hệ thống mạng internet đã tạo nền tảng cho TMĐT phát triển rộng rãi và ngày càng mở rộng ở mọi quốc gia. Ở Việt Nam, dù TMĐT là hình thức tương đối mới nhưng có mức độ phát triển rất nhanh chóng, nhất là từ khi xảy ra dịch Covid-19 (giao dịch TMĐT chiếm khoảng 60% hoạt động thương mại, giao dịch, giao thương - số liệu của Bộ Công Thương).
Luật sư Lê Thị Hồng Vân, Giám đốc Công ty Luật TNHH Labor Law: Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, gồm: Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay là hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số diễn ra khá sôi động đã đặt ra vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động này. Để ngăn chặn, cũng như có biện pháp răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, tôi cho rằng, nên trao thẩm quyền điều tra ban đầu cho cơ quan Thuế bởi lẽ hiện nay cơ quan điều tra đang quá tải, không có nhiều cán bộ điều tra am hiểu chuyên sâu lĩnh vực thuế vì đây là lĩnh vực chuyên ngành. Trong khi đó, tội phạm liên quan đến thuế xuất hiện rất nhiều trong những năm gần đây, với những thủ đoạn rất tinh vi. |
Nhưng do là loại hình mới nên TMĐT ở Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập. Hiện Việt Nam đang thất thu những khoản thuế từ lĩnh vực này, không chỉ đối với TMĐT xuyên biên giới, mà ngay cả trong TMĐT nội địa. Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng thường tìm những “lỗ hổng” để né thuế, chia nhỏ thành nhiều tài khoản khác nhau để kinh doanh, dẫn đến việc kê khai thuế có sự không chuẩn xác và rất khó có thể kiểm soát được. Nhiều trang mạng xã hội có nguồn gốc ở nước ngoài và không có pháp nhân quản lý ở Việt Nam gây không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và thực hiện thu thuế...
Cũng cần nói thêm, cơ cấu nguồn thu ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có sự thay đổi lớn. Tỷ trọng nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đã giảm sút rất nhiều (một phần do Việt Nam tham gia ký kết nhiều các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều ưu đãi về thuế) trong khi nguồn thu khác trong nội địa cũng gặp nhiều khó khăn (do tác động của dịch Covid-19, nền kinh tế và doanh nghiệp còn chưa phục hồi). Đó là chưa nói đến cán cân tài khóa của ngân sách đang ngày càng chênh lệch lớn giữa thu và chi (một phần do Chính phủ đang phải đưa ra những gói hỗ trợ kích thích và phục hồi nền kinh tế chưa từng có tiền lệ). Trong bối cảnh đó, thuế thu từ TMĐT sẽ là nguồn thu quan trọng để bù đắp thiếu hụt cho ngân sách.
Để chống thất thu, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có nhiều biện pháp quản lý mới như: ra mắt Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và ứng dụng eTax Mobile; sửa đổi Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/2/2020 hướng dẫn Luật Quản lý thuế liên quan đến thu thuế qua sàn TMĐT... Ông đánh giá như thế nào về các động thái này?
- Vừa qua, Tổng cục Thuế đã cho ra mắt Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và ứng dụng eTax Mobile. Đây sẽ là địa chỉ để nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế và các chính sách pháp luật liên quan về lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam. Đây cũng là công cụ hữu hiệu để cơ quan thuế kiểm soát được nguồn thu từ các giao dịch thương mại điện tử (kể cả giao dịch xuyên biên giới). Mặt khác, điều này cũng giúp lành mạnh hóa “sân chơi” TMĐT giữa các cá nhân và doanh nghiệp, giúp minh bạch và bình đẳng hơn. Đây cũng là một minh chứng cho sự quyết tâm của ngành Tài chính, ngành Thuế trong việc quản lý thuế với hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.
Thực tế, có rất nhiều đối tác kinh doanh trên nền tảng TMĐT không có đại diện ở Việt Nam sẵn sàng kê khai và đóng thuế cho Chính phủ Việt Nam nhưng họ không có cơ sở để kê khai, nộp thuế. Mặc dù đã được nhắc đến từ lâu nhưng đến bây giờ Việt Nam mới thành lập được cổng thông tin này. Đây là tín hiệu đáng mừng để tất cả các tổ chức nước ngoài dễ dàng tiếp cận với hệ thống thuế Việt Nam.
Còn với ứng dụng eTax Mobile, đây sẽ là nơi người nộp thuế tự thực hiện nghĩa vụ thuế một cách nhanh, thuận lợi nhất. Hiện nay, số cá nhân có doanh thu “khủng” từ kinh doanh qua mạng không hiếm, tuy nhiên, nếu cá nhân không tự giác kê khai, nộp thuế thì chắc chắn số tiền thuế này sẽ “lọt lưới”. Việc tổ chức, cá nhân tự khai - tự nộp là nguyên tắc của thuế ở hầu hết các quốc gia phát triển cũng như ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, để phủ rộng chính sách thuế đến từng cá nhân, hộ kinh doanh trên nền tảng số, Bộ Tài chính cũng đang sửa Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế liên quan đến thu thuế qua sàn TMĐT. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất 2 điểm nổi bật. Một là, khi thực hiện tiêu thụ hàng hóa thông qua đặt hàng trực tuyến trên sàn, chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT kê khai, nộp thuế thay người bán. Hai là, chủ sở hữu các sàn cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế theo quý để phục vụ công tác quản lý. Hiện chúng ta mới chỉ quản lý được thuế trên sàn TMĐT với các doanh nghiệp lớn, còn những người kinh doanh nhỏ, lẻ trên sàn hay qua các mạng xã hội, qua hình thức quảng cáo ngắn hạn vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn. Các chủ sàn phải là người cung cấp và giúp cho việc kết nối giữa cơ quan Thuế với các chủ thể kinh doanh trên sàn của mình một cách tốt nhất, từ số điện thoại, số tài khoản, các mã gian hàng, đơn hàng cho đến các yêu cầu mà cơ quan thuế đề ra để giúp cơ quan Thuế có thể kết nối nhanh nhất, tốt nhất với các chủ thể kinh doanh trên sàn.
Ngoài những biện pháp đã triển khai, thời gian tới, ngành Thuế cần phải làm gì để chống thất thu ngân sách nhà nước, thưa ông?
- Quản lý thuế trong TMĐT vẫn là bài toán mà các cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia và doanh nghiệp đang tìm lời giải phù hợp. Việc thu thuế kinh doanh trên mạng tương đối khó do cơ quan Thuế không thể kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động kinh doanh trên các mạng này, đặc biệt, trong bối cảnh các loại hình kinh doanh qua mạng đang có xu thế bùng nổ nhanh chóng. Điều này rất cần sự phối hợp chặt chẽ, bài bản giữa cơ quan Thuế và sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại với chế tài xử phạt nghiêm nhằm xử lý triệt để tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh qua mạng.
Việc kiểm tra, giám sát phải thường xuyên, liên tục nhưng với kinh doanh qua mạng thì rất khó vì một chủ thể kinh doanh có thể lập nhiều tài khoản trên các mạng khác nhau để kinh doanh. Nếu các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên mạng không kê khai thì cần có cơ chế phạt, thậm chí phạt thật nặng như cấm kinh doanh hoặc phạt tiền với mức cao để buộc họ phải thực thi đúng quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Bộ Tài chính đã có Quyết định 2146/QĐ-BTC về việc ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam”. Kế hoạch được xây dựng để triển khai trong ngắn hạn và dài hạn từ nay đến hết năm 2025. Theo đó, ngành Thuế sẽ phải tập trung các giải pháp trong các công tác: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hiện đại hoá công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin…; đồng thời thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin đối với hoạt động TMĐT.
|
Tin liên quan
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK