Xây dựng Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia trong bối cảnh đặc biệt
Quang cảnh hội thảo |
Chiều nay 28/8, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo lần 1 Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, thực hiện lập quy hoạch, Bộ đã rà soát, tổng hợp, báo cáo Chính phủ các công tác chuẩn bị, lựa chọn các đơn vị tư vấn... Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành 5 chương đầu tiên của quy hoạch này. Dự kiến, quy hoạch gồm 14 chương, chia làm 4 phần.
Cụ thể gồm phần 1 là hiện trạng năng lượng quốc gia và kết quả thực hiện quy hoạch; phần 2 là tình hình và dự báo phát triển kinh tế- xã hội và định hướng phát triển các phân ngành năng lượng; phần 3 là phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phần 4 là cơ chế, giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể về năng lượng.
Bộ Công Thương đánh giá, lập quy hoạch lần này có bối cảnh tương đối khác với những lần lập quy hoạch trước. Quy hoạch tổng thể về năng lượng được đặt ra với yêu cầu mới trong việc giải quyết các vấn đề phát triển hài hòa các phân ngành năng lượng trong nền kinh tế, đưa ra một quy hoạch động và mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước trong ngành năng lượng.
Đồng thời, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia có liên quan tới nhiều quy hoạch đang trong giai đoạn xây dựng như: Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, Quy hoạch giao thông, Quy hoạch không gian đô thị, Quy hoạch phát triển công nghiệp... Trên thực tế, khả năng đồng bộ các quy hoạch này là một thách thức lớn.
Theo báo cáo Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương), trong những năm tới, xu thế phát triển năng lượng thế giới sẽ tập trung vào việc thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch năng lượng, thực thi các chính sách mạnh mẽ chống biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng.
Phát triển năng lượng của Việt Nam trong thời kỳ nhập khẩu ròng năng lượng sẽ ngày càng chịu nhiều tác động của các xu thế phát triển năng lượng trên thế giới. Bên cạnh đó, với vai trò là một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng sẽ phải thực thi các cam kết về chống biến đổi khí hậu.
Với việc càng ngày tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam sẽ phải đối mặt với cả những thuận lợi và khó khăn trong việc đảm bảo phát triển bền vững hệ thống năng lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Phân tích sâu vào ngành dầu khí, ông Nguyễn Anh Đức, Viện Dầu khí Việt Nam cho hay, hiện nay, thực hiện mục tiêu quy hoạch ngành dầu khí đến năm 2020, phần lớn chỉ tiêu đã đạt và vượt. Tuy nhiên, ở ngành công nghiệp khí còn nhiều điểm chưa đạt như: Sản xuất khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) mới đạt gần 50%; lĩnh vực chế biến, tồn trữ và phân phối, hiện mới chỉ đáp ứng nhu cầu sản phẩm hóa dầu gần 25%.
“Hiện các quy định của pháp luật ngành năng lượng nói chung và từng phân ngành nói riêng vẫn còn một số tồn tại, chưa thật toàn diện, đồng bộ; tính hệ thống, thống nhất đôi chỗ còn chưa cao; một số quy định chưa đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế...”, ông Đức nhấn mạnh.
Do vậy, việc triển khai Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia cần bám sát quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” của Bộ Chính trị.
Các tiêu chí dự án ưu tiên với phân ngành dầu khí cũng có những đặc thù riêng... Do vậy, cần hoàn thiện hành lang pháp lý phân ngành dầu khí để tháo gỡ chồng chéo trong các văn bản pháp luật, trinh tự, thủ tục đầu tư rõ ràng hơn và xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào vùng nước sâu, xa bờ...
Ông Trần Mạnh Hùng, đại diện Viện Năng lượng chia sẻ, theo tiến độ xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong tháng 9/2020, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành tiếp chương 6-11 bao gồm nội dung: Phương án phát triển tổng thể năng lượng; phương án quy hoạch phát triển các phân ngành; nhu cầu vốn đầu tư.
Trong tháng 10/2020, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành 3 chương cuối từ 12-14, gồm: Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; giải pháp và tổ chức thực hiện; kết luận và kiến nghị.
Tin liên quan
Cần rà soát, hoàn thiện cơ chế ưu đãi và phân bổ nguồn lực cho năng lượng tái tạo
09:26 | 22/10/2024 Kinh tế
Gắn phát triển hạ tầng với chuyển dịch năng lượng: Hướng đi bền vững
16:10 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK