Xây dựng nền tài chính thông minh và số hóa hoàn toàn
Nền tảng, tiềm lực tài chính đang ngày một tốt hơn | |
Quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong các hoạt động của Bộ Tài chính | |
Hệ sinh thái tài chính số hiện đại sẽ được xây dựng xong vào năm 2030 |
Ảnh: ST |
Xây dựng tài chính điện tử - tài chính số
Theo Quyết định số 2366/QĐ-BTC về ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số, từ nay đến năm 2030, lộ trình xây dựng Bộ Tài chính số được chia thành hai giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025, mục tiêu được đề ra là xây dựng tài chính điện tử - tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở. Tầm nhìn của giai đoạn này được Bộ Tài chính xác định là tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính hướng tới Bộ Tài chính số, Bộ Tài chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Ngành thông qua Chính phủ số và các công cụ số hóa. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, ngành Tài chính xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trước hết là chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin. Theo đó, sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản pháp quy toàn Ngành; hệ thống quản lý văn bản điều hành, hồ sơ công việc liên thông toàn Ngành; hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính…
Theo Quyết định về Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài chính gồm 7 nhóm dòng nghiệp vụ: 1. Nhóm dòng nghiệp vụ "Quản lý nghiệp vụ tài chính nhà nước” bao gồm các lĩnh vực: Quản lý ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quản lý ngân quỹ nhà nước... 2.Nhóm dòng nghiệp vụ “Quản lý thị trường tài chính" bao gồm các lĩnh vực như Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; 3.Nhóm dòng nghiệp vụ “Quản lý nhà nước về hải quan"; 4.Nhóm dòng nghiệp vụ “Thanh tra" bao gồm các lĩnh vực; 5.Nhóm dòng nghiệp vụ “Nhóm nghiệp vụ khác và hoạt động nội ngành" bao gồm các lĩnh vực: 6.Xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết; 7.Nhóm dòng nghiệp vụ thông tin báo cáo ra bên ngoài. |
Cùng với đó, ngành Tài chính sẽ triển khai xây dựng hệ thống điều hành dựa trên số hóa, tích hợp các công cụ công tác và văn bản trong ngành Tài chính; hệ thống hiện đại hóa báo cáo tích hợp ngành Tài chính; hệ thống thông tin quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá, thị trường; hệ thống thông tin quản lý giá, hệ thống thông tin quản lý nợ công; hệ thống thanh tra, giám sát, xử lý nợ thuế, hệ thống thông tin thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hải quan;…Đặc biệt, cũng trong giai đoạn này, ngành Tài chính sẽ thực hiện thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo trong một số hoạt động nghiệp vụ chủ chốt và hoạt động chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính.
Đồng thời, giai đoạn này, ngành Tài chính hoàn thành việc tích hợp 100% ứng dụng với hệ thống Quản lý định danh và truy cập ngành Tài chính và tích hợp với các hệ thống công nghệ thông tin quốc gia hướng tới một hệ thống quản lý tài chính xuyên suốt trong Chính phủ.
Số hóa hoàn toàn vào 2030
Kết thúc giai đoạn 2021-2025, bước sang giai đoạn từ năm 2026-2030, ngành Tài chính xác định mục tiêu là sẽ thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Tầm nhìn của giai đoạn này là sẽ hướng tới việc tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập Hệ sinh thái ngành Tài chính số, trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.
Để đạt được điều này, trong giai đoạn 2025-2030, việc chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin sẽ được tiến hành với một số nhiệm vụ cơ bản như: Phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định của ngành Tài chính trở thành công cụ quan trọng trong điều hành.
Bên cạnh đó, xây dựng các ứng dụng thông minh hỗ trợ nghiệp vụ; 100% thiết bị hỗ trợ nghiệp vụ, điều hành: camera giám sát, thiết bị cảm ứng (các kho Dự trữ Nhà nước, kho bãi hải quan), thiết bị di động, robot, dữ liệu mạng xã hội, ... được kết nối, dữ liệu được thu thập, phân tích và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người quản lý, sử dụng.
Đối với kho ứng dụng tài chính số, 100% các dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp được “cung cấp chủ động" do nhiều bên theo mô hình cá nhân hóa. Trong giai đoạn này, trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo trở thành phổ biến trong hoạt động điều hành, xây dựng, hoạch định, đánh giá chính sách của Bộ Tài chính, cung cấp dịch vụ tài chính công mới theo nhu cầu/yêu cầu riêng (đặc thù) của người dân doanh nghiệp. Đồng thời, các dịch vụ tài chính công được đơn vị thứ ba khai thác, xây dựng thành các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng trên nhiều kênh/phương tiện giao tiếp (dân sự hóa các dịch vụ tài chính công của Bộ Tài chính).
Liên quan đến vấn đề xây dựng Hệ sinh thái tài chính số hiện đại, chia sẻ tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam được tổ chức vào cuối năm 2020, TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, việc xây dựng xong Hệ sinh thái tài chính số hiện đại vào năm 2030 là không quá tham vọng. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Tài chính đã có sự chuẩn bị về hành lang pháp lý và hạ tầng số đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số của Ngành bên cạnh hành lang pháp lý, hạ tầng cho chuyển đổi số của ngành Tài chính tương đối đầy đủ, bao gồm hạ tầng kết nối, hạ tầng thiết bị, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng, hạ tầng phát triển công nghệ.
Khẳng định việc Bộ Tài chính đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ xây dựng xong Hệ sinh thái tài chính số hiện đại với cơ chế kết nối, cơ chế chia sẻ thông minh, từ đó tạo ra những giá trị gia tăng thông minh để hướng tới một nền kinh tế số toàn diện là một tầm nhìn không quá tham vọng, ông Nguyễn Việt Hùng cho rằng, để Việt Nam đạt được mức độ đồng bộ trong phát triển kinh tế số, nếu chỉ có một ngành bứt phá thì không thể phát triển được, do đó cần thiết phải có sự chuyển đổi số phát triển đồng đều ở các ngành khác như giao thông, y tế, giáo dục, công thương, du lịch... Bên cạnh đó, nếu có quá nhiều rào cản, bất cập về mặt quy trình, thủ tục thì tốc độ chuyển đổi số sẽ chậm, hiệu quả cũng không cao, do đó, chính sách cho chuyển đổi số phải thông thoáng.
Tin liên quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK