Xây dựng cơ chế xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhằm xử lý nợ xấu phát sinh
Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng NHPT đã trích lập được là 7.203 tỷ đồng. Ảnh: ST |
Tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng
Theo Bộ Tài chính, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ với NHPT mà còn đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có triển khai hoạt động này. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các thông tư hướng dẫn trích lập và dự phòng quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không bao gồm các ngân hàng chính sách như NHPT.
Đối với NHPT, hoạt động nghiệp vụ chủ yếu là cấp tín dụng (dưới hình thức cho vay, bảo lãnh vay vốn) đối với các dự án đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Tổng dư nợ cho vay của NHPT tại thời điểm 30/6/2023 là hơn 182.000 tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt gần 43.000 tỷ đồng với hơn 559 dự án vay vốn. Hiện nay, số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng NHPT đã trích lập được là 7.203 tỷ đồng. Do chưa có căn cứ pháp lý về xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT nên chưa đủ cơ sở sử dụng số dự phòng rủi ro này để xử lý nợ xấu, để từng bước hỗ trợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng hoạt động tín dụng của NHPT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với NHPT nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ để NHPT xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động tín dụng, đảm bảo tương đồng đối với quy định hiện hành về xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc ban hành quyết định này nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho NHPT trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng, qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu của phương án cơ cấu lại NHPT bền vững, hiệu quả.
Theo Bộ Tài chính, quan điểm xây dựng dự thảo quyết định là phân định rõ thẩm quyền, giao trách nhiệm cho NHPT trong việc xử lý rủi ro tín dụng có gắn trách nhiệm khi khách hàng vay vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ vay; đồng thời vẫn có sự quản lý, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo dự thảo quyết định, phạm vi điều chỉnh của quyết định này là cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với 3 khoản nợ vay mà NHPT chịu rủi ro gồm: Một là, khoản nợ vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm: khoản nợ vay theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; khoản nợ vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao mà NHPT được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất hoặc phí quản lý khoản nợ vay NHPT nhận bàn giao từ tổ chức tiền thân. Hai là, khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại. Ba là, khoản nợ vay khác của NHPT bao gồm: cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ do NHPT chịu rủi ro tín dụng và cho vay khác mà NHPT không được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý.
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong phạm vi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của từng hoạt động cho vay
Theo Bộ Tài chính, việc quy định phạm vi điều chỉnh như trên để bao quát toàn bộ các khoản nợ vay chịu rủi ro tín dụng phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của NHPT (gồm cả các khoản nợ xấu phát sinh giai đoạn trước khi cơ chế xử lý rủi ro tín dụng được ban hành). Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Quyết định đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính tại Tờ trình báo cáo Bộ Chính trị về tình hình cơ cấu lại, định hướng hoạt động và xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT.
Về nguyên tắc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng của NHPT, dự thảo Quyết định quy định việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong trường hợp chuyển theo dõi ngoại bảng và bao gồm cả trường hợp bán nợ. Tuy nhiên, do quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của NHPT trích lập căn cứ vào tình hình tài chính của ngân hàng, không được trích lập đầy đủ như NHTM, do đó, dự thảo Quyết định giới hạn xử lý rủi ro trong trường hợp bán nợ chi áp dụng đối với nợ xấu (bao gồm khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sân; cá nhân bị chết, mất tích; nợ nhóm 5. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của NHPT được chia làm 3 nhóm chính tương ứng với 3 quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (với cơ chế trích lập và sử dụng khác nhau), NHPT thực hiện quản lý, theo dõi riêng đối với từng quỹ dự phòng rủi ro. Do đó, dự thảo Quyết định quy định nguyên tắc việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong phạm vi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của từng hoạt động cho vay.
Cụ thể, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay của Hợp đồng tín dụng ký trước thời điểm Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành và khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư được trích lập theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ của Hợp đồng tín dụng đầu tư ký sau ngày Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ vay này. Quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác chỉ được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay khác bao gồm cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ do NHPT chịu rủi ro tín dụng và cho vay khác mà NHPT không được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phi quản lý.
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK