Facebook Twitter youtube Tiktok

“Xanh hoá” ngành dệt may để xuất khẩu bền vững

(HQ Online) - Năm 2021, XK dệt may đã có những khởi sắc rõ rệt so với năm 2020 và dự kiến năm 2022, “bức tranh” XK tiếp tục thêm phần tươi sáng. Tuy nhiên, trong hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, muốn tăng cạnh tranh, giữ được đơn hàng, thúc đẩy “xanh hoá” toàn ngành dệt may đang là vấn đề bức thiết đặt ra.
Đơn hàng tốt lên, xuất khẩu dệt may sẽ khởi sắc ngay năm 2022?
Bức tranh lợi nhuận đối lập trong ngành dệt may
Hiệp hội Dệt may đề nghị dừng thu phí cảng biển, giảm giá điện
Trong năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng mục tiêu XK đạt 43 – 43,5 tỷ USD. 	Ảnh: N.Thanh
Trong năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng mục tiêu XK đạt 43 – 43,5 tỷ USD. Ảnh: N.Thanh

Xuất khẩu “về đích” 38,5 tỷ USD

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 10 tháng năm 2021, XK dệt may đạt 32 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả cụ thể của một số sản phẩm chủ lực: May mặc đạt 23,8 tỷ USD, vải đạt 2 tỷ USD, sợi các loại đạt 4,5 tỷ USD, vải không dệt đạt 636 triệu USD và phụ liệu may đạt 1,428 tỷ USD. “Trong điều kiện dịch bệnh, ngành dệt may vẫn đạt được kết quả khả quan như vậy là nhờ liên kết chuỗi. Các DN đã hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là các DN phía Bắc hỗ trợ DN phía Nam”, ông Giang nói.

Chủ tịch Vitas phân tích thêm: Năm nay, ngành dệt may có những cơ hội về giá, đơn hàng dồi dào nhiều hơn so với năm 2020. Dự kiến, XK dệt may cả năm 2021 sẽ đạt 38 – 38,5 tỷ USD. Đáng chú ý, trong năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng mục tiêu XK đạt 43 – 43,5 tỷ USD.

Đánh giá việc đặt ra chỉ tiêu này hoàn toàn có cơ sở, ông Giang nhấn mạnh: “Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/2021/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, góp phần thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch bệnh Covid-19, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã tạo niềm tin cho khách hàng, nhãn hàng cũng như các DN. Mặt khác, nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia có hiệu lực đang tạo thị trường tương đối rộng, toàn diện, tạo lực hút cho nguồn cung thiếu hụt, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dệt may”.

Bên cạnh cơ hội XK dệt may khả quan hơn trong thời gian tới, yêu cầu “xanh hoá” ngành dệt may là một trong những vấn đề nổi cộm được DN toàn ngành dành nhiều sự quan tâm. Theo Vitas, hiện nay, đa số DN trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đều phải tuân thủ những yêu cầu liên quan đến “xanh hóa” trong sản xuất như: Thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường, cắt giảm phát thải. Nếu DN không có những giải pháp thay đổi trong sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững, sạch hơn, tiết kiệm nước và các nguồn tài nguyên, sử dụng nguyên liệu thân thiện và an toàn với môi trường, DN sẽ mất lợi thế cạnh tranh, thậm chí đứng trước nguy cơ bị mất đơn hàng.

Ông James Phillips, Tổng giám đốc Công ty may mặc TAL Việt Nam cho biết: Hơn 250 nhãn hàng may mặc thời trang trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử có trách nhiệm với môi trường với các nhà cung cấp. Yêu cầu đặt ra cho các DN may mặc Việt Nam gia công cho các nhãn hàng này là phải thực hiện sản xuất theo hướng “xanh hóa” một cách có hiệu quả, có lợi nhuận, phát triển. Cụ thể, nhà máy của DN sản xuất phải tiết kiệm năng lượng, nước; sử dụng nguyên liệu thân thiện và an toàn với môi trường; DN hoạt động có trách nhiệm với môi trường, xã hội…

Đẩy mạnh “xanh hoá”

Trên thực tế không phải đến thời điểm hiện tại mà chương trình “xanh hóa” ngành dệt may đã được triển khai 3 năm qua. Ông Trần Như Tùng, Trưởng ban Phát triển bền vững của Vitas đánh giá: Chương trình đã góp phần tích cực cải cách ngành dệt may Việt Nam, tác động vào hoạt động quản trị ngành và môi trường, mang lại nhiều lợi ích về xã hội, kinh tế. Sự chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may đang giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm nhẹ sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của quá trình sản xuất đến môi trường, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín, thương hiệu của DN Việt.

Nhắc tới câu chuyện “xanh hoá” ngành dệt may, ông Giang phân tích: “xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà DN bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình được xây dựng trên nền tảng của các DN dệt may. Các nhãn hàng đánh giá sự phát triển bền vững trên cơ sở mức độ tuân thủ của DN về môi trường, xã hội, trách nhiệm đối với người lao động, người tiêu dùng toàn cầu khi sản phẩm của DN được đưa ra tiêu thụ trên thị trường thế giới cũng như trong nước.

Một số chuyên gia dệt may nhận định, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA thế hệ mới đã ký kết. Trong các FTA này đều có cam kết về bảo vệ môi trường và phát thải thấp. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để DN hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi XK, tăng uy tín và thương hiệu của DN, của ngành dệt may đối với người tiêu dùng. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình “xanh hóa” nhanh ngành dệt may là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn tiếp theo.

Ở góc độ khó khăn, việc áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững cũng là thách thức không nhỏ với DN quy mô nhỏ và vừa vì nguồn tài chính còn hạn chế, thiếu đội ngũ nhân sự triển khai. Trong bối cảnh đó, mỗi DN cần chủ động đề ra những bước đi phù hợp với điều kiện của DN. Ngành dệt may Việt Nam cũng cần có chiến lược tự chủ hơn trong nguồn cung nguyên liệu, đặc biệt là phát triển sản xuất vải trong nước; xây dựng nguồn nhân lực với tư duy phát triển bền vững.

“Nhận thức của cộng đồng DN, nhất là người đứng đầu, nhà quản trị có ý nghĩa quyết định đối với chương trình này. Khi mỗi DN được đánh giá là phát triển bền vững sẽ mang lại giá trị, thương hiệu cho cả ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của các DN dệt may, của Vitas, rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế và nhãn hàng để chương trình “xanh hóa” ngành dệt may triển khai có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo”, ông Giang nhấn mạnh.

Đức Quang

Tin liên quan

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD

(HQ Online) - Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch hơn chục tỷ USD/năm.
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô

Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô

(HQ Online) - Công bố kế hoạch điện hoá của Honda Việt Nam trong thời gian tới, ông Koji Sugita – TGĐ cho biết: hãng sẽ lựa chọn tập trung vào hệ truyền động hybrid ở mảng ô tô; đối với lĩnh vực xe máy sẽ là những mẫu xe máy điện có "Vòng đời trách nhiệm”.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ  cho ngành xuất khẩu tỷ đô

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô

(HQ Online) - Các sản phẩm điện tử và linh kiện là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành này vẫn còn khiêm tốn.
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

(HQ Online) - Dệt may tiếp tục duy trì là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

(HQ Online) - Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu (XK) thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD.
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,3 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1 đến 15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 10, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD (tương đương hơn 25.000 tỷ đồng) nhập khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 315,91 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 41,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan

Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu (XK) cá tra sang nhiều thị trường tăng trưởng khả quan, các doanh nghiệp dự báo XK những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn.
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày

Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày

(HQ Online) - Bình quân mỗi ngày Việt Nam chi gần 300 triệu USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10/2024 (1-15/10) đạt 31,93 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS)  9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á

Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á

Saudi Arabia đã công bố một loạt các thỏa thuận hạ nguồn ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á, khi quốc gia này tìm cách mở rộng thị trường điểm đến cho dầu thô của mình.
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) đã có chia sẻ về những hướng đi trong tương lai cho ngành công nghiệp điện tử.
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa

Các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy Harris và Trump đang bám sát nhau ở 7 bang chiến địa, trong cuộc đua bị chi phối bởi các vấn đề như lạm phát, phá thai và nhập cư.
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới

Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới

Hoạt động thương mại trong môi trường điện tử xuyên biên giới đang tác động lớn đến cách thức quản lý và hoạt động của các cơ quan Hải quan cũng như việc cung cấp các dịch vụ hải quan của các đại lý làm thủ tục hải quan.
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA

Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA

Một trong những tác động tích cực rõ rệt nhất của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, qua đó góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động